Người ta ước tính khoảng 33% bề mặt Trái Đất là sa mạc và trong khi hầu hết nghĩ rằng sa mạc là đất hoang cằn cỗi, bạn có thể tìm thấy nhiều loại động vật hoang dã và thực vật thích nghi để sống ở những vùng khô hạn này.
1. Cừu bighorn
Có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, cừu bighorn là một loài sống ở các vùng núi đá. Cừu Bighorn có thể được tìm thấy ở sa mạc Mojave, Sonoran, Chihuahuan và Great Basin, là bốn cảnh quan sa mạc lớn ở Bắc Mỹ.
Có tên khoa học là Ovis canadensis nelsoni, chúng là loài động vật đã tiến hóa để thích nghi và tồn tại trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt với cơ thể có thể chịu được sự thay đổi của nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm của sa mạc. Chúng cũng có thể tồn tại khi ít nước và có thể hấp thụ tối đa lượng nước thông qua thức ăn. Những con cừu Bighorn có khả năng mất đi lượng nước bằng 30% lượng nước trong cơ thể và việc uống nước sẽ giúp chúng nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Loài động vật này là những nhà leo núi tuyệt vời, và móng guốc của chúng cho phép chúng có lực kéo và thăng bằng tuyệt vời. Chúng có thể đứng trên các gờ nhỏ chỉ khoảng 2 inch, rất hữu ích trong việc thoát khỏi những kẻ săn mồi như sói đồng cỏ, chó sói và báo sư tử.
2. Gấu Gobi
Gấu gobi (Ursus arctos gobiensis) là loại gấu duy nhất có khả năng chịu được cái nóng khắc nghiệt của sa mạc. Gấu Gobi là một phân loài của gấu nâu và có nguồn gốc từ miền tây Mông Cổ trong sa mạc Gobi. Được xếp vào danh sách những loài cực kỳ nguy cấp, gấu Gobi là một trong những loài gấu hiếm nhất trên hành tinh. Loài gấu này là loài gấu duy nhất được biết đến là sử dụng môi trường sống sa mạc làm nhà của nó và ước tính có khoảng 51 cá thể còn lại trong tự nhiên.
Gấu Gobi là một loài gấu nâu nhỏ, thích nghi với môi trường sống ở vùng núi và sa mạc bằng phẳng. Chúng ăn tạp, ăn quả mọng, hành rừng, động vật gặm nhấm, côn trùng và thảm thực vật mà chúng tìm thấy. Gấu Gobi chủ yếu ăn thực vật và chế độ ăn của chúng chỉ có 1% thịt. Cơ thể của loài gấu này có khả năng lưu trữ chất béo và nước hiệu quả.
Sự thay đổi khí hậu của sa mạc Gobi và sự tàn phá môi trường do khai thác khoáng sản là những nguyên nhân chính khiến gấu Gobi bị suy giảm số lượng. Hiện không có quần thể gấu Gobi nào tồn tại trong điều kiện nuôi nhốt, và chỉ một số ít còn lại trong tự nhiên.
3. Đà điểu
Đà điểu là loài chim lớn nhất trên thế giới và không biết bay do kích thước của nó. Đà điểu có hai chân sau cực kỳ to khỏe và loài chim này có thể chạy tới 43 dặm (khoảng 70 km) mỗi giờ. Có hai loài đà điểu còn tồn tại trên thế giới là đà điểu thường (Struthio camelus) và đà điểu Somali (Struthio molybdophanes). Đà điểu thông thường là loài lớn hơn trong số hai loài này và cũng được tìm thấy thường xuyên hơn trong các môi trường sống trên sa mạc. Đà điểu thông thường có nguồn gốc từ Châu Phi và sống trong các vùng xavan và sa mạc của lục địa này.
Đà điểu là loài động vật ăn tạp, nhưng hầu hết chế độ ăn của chúng là thực vật. Chúng ăn những thứ như rễ, hạt, lá và trái cây, cũng như thằn lằn, côn trùng và rắn. Mặc dù có chế độ ăn khá đơn giản nhưng loài động vật này có thể giết chết những động vật lớn hơn. Chúng có đôi chân khỏe với móng vuốt sắc nhọn có thể gây ra thương tích và vết rách chết người. Loài chim lớn này sống với nhau thành đàn nhỏ từ 10 thành viên và đôi khi có thể lên tới 100 con.
4. Sư tử Kalahari
Sư tử là một trong số những loài mèo lớn nhất trên thế giới và là loài rất dễ thích nghi. Có nguồn gốc từ Châu Phi, sư tử sống trong các xavan, đồng cỏ, bụi rậm, đồng bằng mở và đôi khi chúng sống cả trong rừng. Ở Châu Phi, bạn có thể tìm thấy nhiều phân loài sư tử sac mạc sinh sống tại sa mạc Sahara, Namib và sa mạc Kalahari. Mặc dù sư tử không phải lúc nào cũng được tìm thấy trên sa mạc, nhưng chúng là một số loài động vật lớn nhất có thể sống ở đó.
5. Lừa
Lừa hoang dã là một loài có sức sống rất mãnh liệt và chúng có thể sống sót trong khí hậu vô cùng khô cằn của sa mạc. Lừa sống ở nhiều loại sa mạc trên khắp Bắc Mỹ, nhưng chúng có nguồn gốc ban đầu từ Bắc Phi. Lừa không chỉ là một trong số những loài động vật lớn nhất trên sa mạc, mà chúng còn là một loài thích nghi tốt nhất trong môi trường này. Chúng có đôi tai lớn giúp tản nhiệt, và bộ lông màu xám giúp chúng phản chiếu ánh nắng chói chang.
Lừa cũng có thể đi trong thời gian dài mà không có nước và có thể mất 30% lượng nước trong cơ thể mà không gây hậu quả nghiêm trọng. Người ta ước tính chúng có thể đi khoảng một tuần mà không có nước. Lừa hoang dã có kích thước rất khác nhau, với con lớn nhất lên tới 260 kg. Sức mạnh của con lừa cho phép chúng mang được tới 60 kg hàng hóa trên lưng.
6. Lạc đà
Lạc đà là một trong những loài động vật đầu tiên mọi người nghĩ đến khi nghĩ đến sa mạc, đồng thời chúng cũng là một trong những loài động vật lớn nhất sống trong môi trường khô hạn này. Có hai loài lạc đà, lạc đà Bactrian (Camelus bactrianus) và lạc đà Dromedary (Camelus dromedarius). Lạc đà phổ biến nhất là lạc đà Dromedary, chiếm khoảng 90% số lạc đà trên Trái Đất. Lạc đà Bactrian, tuy hiếm nhưng lại nặng hơn và sinh sống tại sa mạc Gobi.
Lạc đà đã được thuần hóa từ khi chúng thích nghi để sống trong môi trường sa mạc khắc nghiệt, và có thể di chuyển quãng đường dài mà không cần nước. Hầu hết mọi người nghĩ rằng bướu của lạc đà được dùng để chứa nước, nhưng thực ra nó là để chứa chất béo. Tích trữ chất béo giúp chúng tồn tại khi thức ăn khan hiếm, vốn phổ biến ở các sa mạc. Lạc đà dự trữ nước trong máu và có thể không uống trong 15 ngày.
7. Tê giác sa mạc
Tê giác sa mạc là một phân loài của tê giác đen thích nghi để sống trong sa mạc. Phân loài này có những đặc điểm thích nghi và lối sống hơi khác biệt để giúp chúng sống trong môi trường sa mạc. Tê giác sa mạc có thể đi từ 2 đến 3 ngày mà không cần nước và thường hoạt động về đêm để tránh cái nóng của Mặt Trời. Chúng có màu xám và tối, phản chiếu ánh sáng.
Tê giác sa mạc là loài cực kỳ ưa thích di chuyển và có khả năng sống sót trong nhiều môi trường sống khác nhau. Sự suy giảm dân số của tê giác trên toàn thế giới là do nạn săn bắn và săn trộm sừng của loài này. Tê giác đen, cùng với tê giác Java và Sumatra được coi là những loài cực kỳ nguy cấp. Tê giác sa mạc cực kỳ lớn và chúng dành phần lớn thời gian để tìm kiếm thức ăn và nước uống.
8. Hươu cao cổ
Hươu cao cổ là động vật trên cạn cao nhất còn tồn tại trên hành tinh của chúng ta, và cũng là một trong những động vật nặng nhất sống trên sa mạc. Hươu cao cổ có nguồn gốc từ Châu Phi và sa mạc chỉ là một trong những môi trường mà chúng sinh sống. Rừng cây mở, đồng cỏ và xavan là một số môi trường sống khác mà hươu cao cổ sinh sống, với phạm vi của chúng trải dài khắp vùng cận sa mạc Sahara của Châu Phi.
Có bốn loài hươu cao cổ tồn tại là hươu cao cổ Masai, hươu cao cổ phương Bắc, hươu cao cổ có lưới và hươu cao cổ phương Nam. Hươu cao cổ Masai là loài lớn nhất trong số chúng và cũng là loài sống ở các vùng bán sa mạc.
9. Voi bụi cỏ Châu Phi
Trong số tất cả các loài động vật sống ở sa mạc trên thế giới, voi bụi cỏ Châu Phi (Loxodonta africana) là loài động vật lớn nhất. Chúng cũng là loài động vật trên cạn lớn nhất còn tồn tại cho đến ngày nay. Voi bụi châu Phi cũng có thời gian mang thai dài nhất so với bất kỳ loài động vật nào, với những con cái mang thai trong 22 tháng.
Tham khảo: A-z-animals; ZME; Zhihu