Chỉ tính riêng trong năm 2022, ngành công nghiệp anime đã thu về khoảng 25 tỷ đô la. Với con số lợi nhuận này, thật không khó để hình dung được lý do vì sao các họa sĩ manga (mangaka) thành công lại có một cuộc sống giàu có trong mơ. Theo thống kê giá trị tài sản ròng, dưới đây là những mangaka giàu có nhất mọi thời đại tại Nhật Bản.
1. Hirohiko Araki (Tài sản: 13 triệu USD)
Hirohiko Araki nổi tiếng với series JoJo’s Bizarre. Cho đến năm 2022, bộ truyện của Hirohiko đã bán được hơn 10 triệu bản in và nằm trong danh sách những manga hay nhất mọi thời đại. Nhượng quyền thương mại của JoJo’s Bizarre bao gồm series chín hậu truyện, các oneshot, light novel và video game. Tất cả giúp đem về cho tác giả khối tài sản trị giá khoảng 13-15 triệu USD.
Bên cạnh đó, các bộ phim và anime chuyển thể của bộ chuyện đã được sản xuất từ năm 2005. Cho đến nay, series này chưa kết thúc và khán giả đang kỳ vọng chất lượng của nó sẽ ngày càng được nâng cao hơn.
2. Masashi Kishimoto (Tài sản: 25 triệu USD)
Một trong số các mangaka có tầm ảnh hưởng nhất Nhật Bản. Masashi Kishimoto nổi tiếng với manga Naruto - nguyên tác của series anime được yêu thích bậc nhất trên toàn thế giới. Naruto xếp thứ tư trong bảng xếp hạng manga ăn khách với hơn 250 triệu bản đã bán ra trên 47 quốc gia. Tài sản của Masashi Kishimoto không được công bố chính xác, nhưng theo ước tính vào khoảng 25-27 triệu USD.
3. Yoshihiro Togashi (Tài sản: 30 triệu USD)
Yoshihiro Togashi không chỉ là họa sĩ nổi tiếng mà còn là tác giả của hai bộ manga kinh điển, Hunter X Hunter và Yu Yu Hakusho. Cả hai bộ truyện đều rất ăn khách ở thời điểm vừa ra mắt và đều có bản chuyển thể anime vô cùng thành công sau đó.
Chỉ tính riêng tại Nhật Bản, Yu Yu Hakusho đã bán ra hơn 50 triệu bản. Hunter X Hunter bán ra 100 triệu bản trên toàn thế giới. Cả hai bộ truyện đều là cú hit lớn của ngành công nghiệp truyện tranh Nhật Bản trong thập niên 90. Năm 2022, khối tài sản của Togashi được ước tính vào khoảng 30 triệu đô la.
4. Hajime Isayama (Tài sản: 45 triệu đô la)
Khi Hajime Isayama bắt đầu sáng tác Attack on Titan vào năm 2005, anh đã không ngờ rằng đây chính là tác phẩm giúp anh trở thành mangaka giàu nhất năm 2021 và đứng trong hàng ngũ mangaka giàu nhất mọi thời đại.
Ngay cả khi bị tuần san Shonen Jump từ chối, Hajime Isayama vẫn không từ bỏ ý tưởng của mình, anh nộp bản thảo cho Kodansha. Ngay lập tức, nó đã trở thành tác phẩm manga ăn khách, đem về cho tác giả vô số giải thưởng cũng như đạt mốc tiêu thụ hơn 100 triệu bản. Khối tài sản 45 - 46 triệu USD của Hajime Isayama hiện tại đều thu được từ bản quyền chuyển thể anime và vật phẩm đi kèm với bộ truyện.
5. Gosho Aoyama (Tài sản: 50 triệu USD)
Bộ manga Detective Conan hay Case Closed đã đạt con số tiêu thụ được 240 triệu bản. Ngoài ra, có hơn 1000 tập anime đã được sản xuất kể từ khi manga ra mắt. Những thành tích ấn tượng này đã đem về cho Gosho Aoyama - cha đẻ của Conan - khối tài sản trị giá 50 triệu đô la ở thời điểm hiện tại và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
6. Akira Toriyama (Tài sản: 55 triệu USD)
Akira Toriyama vẫn thường được ví von là "Bố già" của ngành công nghiệp manga Nhật Bản khi là người tiên phong trong việc giới thiệu manga đến phương Tây. Ông là tác giả của series manga huyền thoại Dragon Ball. Cho đến nay, nhờ việc bán bản quyền khai thác nhân vật, sáng tác các hậu truyện, thiết kế nhân vật game… Akira Toriyama đã sở hữu khối tài sản lớn trị giá 55 - 57 triệu đô la.
7. Eiichiro Oda (Tài sản: 230 triệu USD)
Có lẽ Eiichiro Oda là huyền thoại độc nhất vô nhị trong làng truyện tranh Nhật Bản, bởi ông sở hữu khối tài sản hơn 230 triệu đô la vào năm 2022. Hiện tại, bộ truyện vẫn chưa kết thúc, dù trong 22 năm qua, truyện đã tiêu thụ được hơn 490 triệu bản và trở thành series ăn khách thứ hai chỉ sau Superman.