Những sự kiện lịch sử nghe có vẻ hư cấu nhưng lại hoàn toàn có thật

Thế giới chúng ta đang sống là một nơi đầy rẫy những sự điên rồ và trải dài lịch sử nhân loại luôn có những câu chuyện lịch sử vô cùng lạ lùng, tưởng chừng như chúng hoàn toàn hư cấu.

Lịch sử thế giới đầy rẫy những sự kiện lạ lùng và hài hước và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhiều sự kiện trong số này được chúng ta biết đến, nhưng có những sự kiện khi nghe tới nó, chúng ta đều cảm thấy khó tin và nghĩ rằng đó là những câu chuyện hư cấu. Dưới đây là danh sách những sự kiện hàng đầu mà khi nghe tới chúng, chả ai nghĩ rằng đó là sự kiện lịch sử hoàn toàn có thật.

Chiến tranh nổ ra chỉ vì đánh cắp một cái xô

War of the Buck được xem là một trong những cuộc chiến tranh "ngớ ngẩn" nhất trong lịch sử của nhân loại. Năm 1325 hai xứ Bologna và Modena của Italia đã nổ ra một cuộc chiến khiến cho 2.000 người thiệt mạng và bị thương.

Nguyên nhân của cuộc chiến của cuộc chiến tranh vô lý này rất đơn giản, những người lính Modena - nơi được Đức Giáo hoàng và Hoàng đế La Mã hậu thuẫn đã lẻn vào thành phố Bologna và lấy trộm một chiếc xô. Cái xô này được người dân thành phố Bologna sử dụng để lấy nước từ một cái giếng nằm ở trung tâm thành phố.

Phía Bologna đòi Modena trả lại cái xô cho mình nhưng không thành. Khi người Moden từ chối trả lại xô, Bologna đã phẫn nộ và tuyên chiến với phía Modena.

Những sự kiện lịch sử nghe có vẻ hư cấu nhưng lại hoàn toàn có thật - Ảnh 1.

Bologna huy động tới 32.000 quân để đi đòi lại cái xô trong khi đó Modena sử dụng 7.000 lính được đào tạo tinh nhuệ để bảo vệ cái xô

Cuộc chiến này diễn ra nhiều năm sau đó và cuối cùng người Modena đã chế ngự được phía Bologna.

Và một thỏa thuận đình chiến đã được kí kết kèm theo đó là việc Modena phải trả lại một vài thứ mà họ đã đánh cắp từ Bologna. Tuy nhiên, cái xô đó vẫn không được trả lại, và cho đến ngày nay, thành phố Modena vẫn giữ nó dưới tầng hầm của tháp chuông của Nhà thờ Torre della Ghirlandina.

Cả London "ngập" trong mùi hôi thối

Năm 1858, thành phố London phải đối mặt với một tình huống chưa từng có trong lịch sử với một mùa hè nóng bất thường.

Sự kiện này xảy ra trong tháng 7 và tháng 8 năm 1858 sau khi thời tiết nóng bức làm cho mùi chất thải của con người cũng như chất thải công nghiệp được thải ra sông Thames bốc lên làm ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Vụ việc được cho là do một hệ thống cống đã cũ trong khi dân số lại ra tăng quá mức khiến cho hệ thống thoát nước bị quá tải.

Vụ việc sau đó càng trở nên nghiêm trọng hơn bởi nhiều người chỉ có sông Thames là nguồn cung cấp nước duy nhất, và thành phố đã chứng kiến nhiều đợt dịch tả và bạch hầu.

Mùi hôi thối kết hợp với các dịch bệnh khiến cho các nhà chức trách tìm tới sự giúp đỡ của kỹ sư Joseph Bazacheette để xây dựng một hệ thống nước thải mới, phức tạp và hiệu quả hơn.

Khủng hoảng thỏ hoang tại Úc

Đã bao giờ bạn tự hỏi làm thế nào mà những con thỏ nhỏ bé dễ thương lại có thể gây ra nhiều tác hại cho cả một quốc gia chưa?

Được coi là "một câu chuyện dài và buồn" ở Úc, những sinh vật dễ thương này đã gây ra sự hủy diệt sinh thái trên diện rộng đến Úc trong hơn 150 năm.

Bản chất trước những năm 1850 tại Úc không hề có thỏ. Bởi vậy, một người đàn ông tên Thomas Austin một người Anh di cư tới Úc đã quyết định nhập một đàn thỏ hoang dã 24 con từ Anh với mục đích thả vào thiên nhiên để "có cái mà săn". Tuy nhiên, đến thập niên 1920, số lượng thỏ hoang dã đã bùng nổ nhanh một cách đáng kinh ngạc với con số 10 tỷ.

Những sự kiện lịch sử nghe có vẻ hư cấu nhưng lại hoàn toàn có thật - Ảnh 2.

Những con thỏ này bắt đầu di cư khắp nước Úc và phá hủy khoảng 2 triệu mẫu đất trồng hoa của nông dân tại Victoria. Hơn nữa, số lượng thỏ tăng quá mức gây thiệt hại khủng khiếp cho thảm thực vật tại Úc.

Điều đó đã khiến cho những người nông dân tại Úc phải xây hàng rào chặn thỏ xâm nhập vào vườn tược cũng như ra tay tiêu diệt chúng với số lượng lớn.

Cuối cùng, vào những năm 1950, chính phủ Úc đã sử dụng các phương pháp sinh học để kiểm soát số lượng đàn thỏ hoang dã, cho đến tận bây giờ, mỗi năm Úc lại mất khoảng 100 triệu USD để đối phó với loài thú gặm nhấm này.

"Thánh" ăn gian trong Thế vận hội Olympic 1904

Được coi là Thế vận hội tồi tệ nhất trong lịch sử, Thế vận hội Mùa hè 1904 được tổ chức tại thành phố St. Louis, Missouri. Đây cũng là cuộc thi Olympic đầu tiên được tiến hành bên ngoài châu Âu và chỉ có 12 quốc gia tham gia.

Thế vận hội đặc biệt này đã đi vào lịch sử do sự gian lận, điển hình là cuộc đua marathon của nam. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã buộc 18 trong số 32 vận động viên phải bỏ cuộc. Hơn nữa, người hoàn thành cuộc đua đầu tiên lại là một kẻ ăn gian - Frederick Lorz.

Ban đầu, anh ta có ý định bỏ cuộc vì kiệt sức sau khi chạy được 14,5km và gọi xe để trở về sân vận động.

Frederick Lorz là một vận động viên chạy đường dài, anh ta tham gia Thế vận hội (Olympics) vào năm 1904. Mọi người sẽ không biết được rằng chỉ mới chạy được một phần của cuộc đua anh ta đã ngưng chạy vì kiệt sức. Nhưng cuối cùng Frederick Lorz lại là người về đích đầu tiên nhờ vào việc gian lận.

Tuy nhiên, trên đường trở về, đến chặng 30km của đường đua thì xe hỏng. Chớp lấy thời cơ, Frederick Lorz đã nhảy ra ngoài và chạy nốt 8km cuối.

Bằng cách ăn gian này, Frederick Lorz đã trở thành người về đích đầu tiên, thậm chí còn được chụp ảnh cùng Alice Roosevelt, con gái của Tổng thống Roosevelt.

Tuy nhiên, ngay trước khi lên bục nhận huy chương vàng, ai đó đã tố cáo Frederick Lorz rằng: "Đó là gã đã ngồi ô tô đến vạch đích...". Cuối cùng, ban tổ chức quyết định "treo giò" kẻ gian lận cả đời khỏi Olympic.