Nếu bạn yêu thích và thường xuyên xem anime, dù ít hay nhiều cũng sẽ biết mỗi show đều có thể loại chính làm trung tâm, và thường đan xen yếu tố từ vài thể loại cùng lúc. Các thể loại của anime cũng rất rất nhiều – kể ra sẽ có nào hành động, tình cảm, kinh dị...
Vì vậy, để nắm bắt được toàn bộ những thể loại của anime (con số bất tận) không hề dễ dàng đối với một người mới, khiến cho việc tìm một anime hợp ý xem cho tùy tâm trạng, cảm hứng và sở thích còn khó hơn nữa. Do đó, danh sách những thể loại anime phổ biến với đầy đủ định nghĩa cơ bản sau đây sẽ rất hữu ích cho việc này:
1. Action/Hành động
Anime thể loại hành động thường bao gồm những pha hành động căng thẳng cấp độ cao, đánh đấm chém giết từ phạm vi nhỏ đến lớn đủ cả. Nó đủ để khiến bạn nhấp nhổm không yên, kích thích cao độ như chính bản thân mình cũng đang ở trong phim và không thể yên chân yên tay muốn làm vài cú đấm. Những cảnh chiến đấu được xử lý với hình ảnh mô cùng mượt mà, kèm theo những yếu tố tiếp cận người xem sát sao làm cho nồng độ adrenaline tăng vọt đầy phấn khích.
Ví dụ: Fullmetal Alchemist: Brotherhood, Kill la Kill, Attack on Titan
2. Adventure/Phiêu lưu
Cái tên của thể loại cũng đã nói lên nội dung của mình với việc ngao du khắp nơi và đảm nhận những chuyến phiêu lưu đến một nơi cụ thể hoặc vòng quanh thế giới, đôi khi còn nhảy sang cả một thế giới hoặc không gian đa chiều khác. Nhân vật chính sẽ không bao giờ ở yên một chỗ mà luôn di chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau với một mục tiêu xác định như: truy tìm kho báu, thám hiểm vùng đất mới, tiêu diệt một kẻ thủ ác hoặc giải cứu thế giới v.v. Thể loại này khá rộng và linh động đủ để kéo dài ra nhiều tập hoặc kết hợp với nhiều thể loại anime khác.
Ví dụ: One Piece, Fairy Tail, Hunter X Hunter
3. Comedy/Hài
Phim hài thì tất nhiên được làm ra để gây cười. Nếu không thể gây cười hoặc ít ra cũng phải làm người ta cười khúc khích thì phim thất bại luôn. Nhưng đồng thời, khiếu hài hước cũng còn tùy thuộc vào tính cách của mỗi người. Thể loại hài sẽ có những cảnh buồn cười, lời thoại kiểu ngu ngốc, hài hước hay thậm chí cả hành động gây cười nữa.
Ví dụ: Gintama, Nichijou, Haven’t You Heard? I’m Sakamoto
4. Ma quỷ
Khởi điểm chỉ như một đề tài, thể loại này đã vươn lên với sự ưa thích của người xem với những nhân vật ma quỷ hoặc những yếu tố liên quan. Khái niệm này không chỉ bao gồm những nhân vật chỉ là ma quỷ, mà còn phát triển ra những thực thể khác như quái vật, quái thú, hồn ma và những loại quỷ quái khác. Nó không chỉ thuộc về thể loại kinh dị, mà có thể được pha trộn rất tốt với những thể loại khác. Bằng chứng chính là sự phổ biến và ngày càng gia tăng của số lượng anime của thể loại này.
Ví dụ: Hataraku Maou-Sama, InuYasha, Chrono Crusade
5. Romance/Tình cảm
Kích thích cảm xúc và lấy nước mắt của khán giả không gì giỏi bằng phim tình cảm. Anime tình cảm có xu hướng cho người xem cảm nhận y như chính nhân vật trong phim, dù chỉ là một chút cảm giác nho nhỏ hay ào ào cảm xúc, mục tiêu chính là liên kết và chạm đến tâm hồn của người xem. Nếu anime đó thành công, đó chắc chắn là một anime khiến người ta rơi nước mắt.
Ví dụ: Anohana: The Flower We Saw That Day, Clannad, You Lie in April
6. Ecchi
Từ “ecchi” có nguồn gốc từ âm “H” trong từ “henta”, có nghĩa “biến thái” trong tiếng Nhật. Dù vậy, thể loại này cũng chỉ thường được chấp nhận như một hạng mục có những tình huống ám chỉ những hành động mờ ám và nhiều cảnh nóng nhưng ở mức nhẹ đủ để phần đông khán giả có thể xem được. Các anime ecchi đang phát triển kinh khủng khi mà càng lúc càng nhiều tựa phim mới được ra mắt mỗi mùa và trở thành xu hướng được yêu thích. Thường thường, ecchi cũng sẽ bắt cặp với yếu tố hài bởi vì đây là một cặp bài trùng tuyệt vời hỗ trợ lẫn nhau để giúp cho bộ phim không vượt qua ranh giới và chìm sâu vào trong những yếu tố bậy bạ hơn nữa.
Ví dụ: High School DxD, To Love-Ru, Prison School
7. Fantasy/Giả tưởng
Anime dòng này chủ yếu đối mặt với thế giới giả tưởng và những sự kiện/địa điểm siêu thực. Phần lớn thời gian bối cảnh sẽ được đặt ở thế giới ma thuật nơi các nhân vật sẽ bắt đầu một chuyến phiêu lưu hoặc đôi khi được triệu hồi đến từ thế giới thực. Ma thuật sẽ là thành phần chính trong thể loại này, cùng vô vàn những yếu tố huyền bí khác phục vụ như những khuôn khối để xây dựng nên câu truyện. Khi xem một anime với không khí và bối cảnh hết sức rực rỡ và mộng ảo khiến cho người xem đắm chìm và mê hoặc, người ta sẽ biết ngay đây chính là anime giả tưởng.
Ví dụ: No Game No Life, Nanatsu no Taizai, Akame ga Kill!