1. Streets of Rage 4
Một số người bước vào ngành công nghiệp game vì tình yêu với game, một số khác chỉ bởi vì tiềm năng lợi nhuận lớn mà nó mang lại. Đó là lí do tại sao một huyền thoại như Streets of Rage 4 lại bị hủy bỏ. Khi phần thứ tư của series game đang bước vào giai đoạn sản xuất, quản lí của Sega ở Mĩ, một người hoàn toàn không biết gì về các tựa game và sự nổi tiếng trong quá khứ của thương hiệu này, đã ra lệnh dừng mọi hoạt động liên quan đến nó. Không có thêm bất kì một phiên bản kế tiếp nào của Streets of Rage được phát hành. Streets of Rage có thể không còn phổ biến như trước, nhưng nếu phiên bản tiếp theo của nó ra mắt chắc chắn vẫn khơi dậy sự quan tâm của đông đảo bộ phận game thủ. Chỉ có điều Sega đã bỏ lỡ điều này.
2. Super Mario RPG 2
Bất cứ ai sở hữu một SNES cũng có thể sở hữu tựa game Super Mario RPG. Sản phẩm này là một trong số những thành quả của sự bắt tay hợp tác lâu dài giữa Square và Nintendo. Tuy nhiên, mối quan hệ thân thiết giữa hai công ty rạn nứt khi Nintendo không thể đáp ứng được những đòi hỏi của Square trên hệ máy N64. Square chia tay Nintendo để quay sang với Sony. Super Mario RPG 2 khi ấy đang trong giai đoạn lên kế hoạch đã phải đổi tên mới. Paper Mario vẫn là một game nhập vai, nhưng ra mắt mà không có những nhân vật quen thuộc của phần game trước.
3. Parasol Stars
Phiên bản Commodore 64 của Parasol Stars được thực hiện bởi một nhà thầu tư nhân. Mọi thứ đang trên đà tiến triển tốt đẹp thì bỗng một ngày bị hủy bỏ. Người ta đưa ra lời giải thích rằng máy tính của nhà phát triển đã bị đánh cắp trong một vụ trộm. Nhưng thực tế hóa ra là người vợ nghiện rượu của nhà phát triển đó trong cơn say đã phá hỏng máy tính của chồng mình. Mọi dữ liệu trong máy, bao gồm cả phần biên soạn cho Parasol Stars tan theo mây khói. Nhà phát hành game không chấp nhận gia hạn thêm thời gian, đồng nghĩa với việc họ quyết định loại bỏ phiên bản của Parasol Stars trên C64.
4. Six Days In Fallujah
Six Days In Fallujah là game bắn súng chiến thuật được phát triển bởi Atomic Games. Nó hướng đến việc mô tả chân thực một cuộc chiến tranh hiện đại và dự kiến là video game đầu tiên tập trung trực tiếp vào cuộc chiến Iraq. Khi được công bố, tựa game đã làm dấy lên cuộc tranh cãi về tính phù hợp, nhất là khi đặt trong hoàn cảnh thực tế của các sự kiện mang tính nhạy cảm thời bấy giờ. Kết quả, Konami tuyên bố họ sẽ không bao giờ phát hành tựa game này nữa. Dự án SDIF chưa bị chính thức tuyên bố hủy bỏ, nhưng với những ồn ào xoay quanh nó, rất ít khả năng có nhà phát hành nào dám nhận phần khó về mình.
5. Motorstorm Apocalypse
Rõ ràng Motorstorm Apocalypse vẫn ăn nên làm ra ở nhiều quốc gia, tuy nhiên tựa game này chưa từng được phát hành tại Nhât. Không ai có lỗi trong việc này, tất cả chỉ vì Sony không chọn đúng thời điểm phát hành game mà thôi.
Tháng 3 năm 2011, Nhật Bản bị tàn phá bởi một trận động đất và sóng thần với con số thương vong lên đến hơn mười lăm nghìn người. Bản phát hành đầu tiên của Apocalypse vào tháng 3 năm này tại Nhật được dời lại vì nội dung game liên quan đến cuộc đua qua một thành phố đổ nát. Cuối cùng nó được quyết định sẽ không bao giờ ra mắt tại Nhật nữa.
6. FEZ 2
Fez là một hit lớn nổi tiếng với những câu đố chẳng hề dễ nhằn. Fez 2 được mong đợi cũng sẽ tạo nên thành công vang dội như phần đầu của tựa game. Vậy nhưng Phil Fish đột ngột hủy bỏ tất cả và công bố chuyện này trên Twitter. Dòng tweet của Fish nhanh chóng châm ngòi cho một cuộc cãi vã giữa anh và Marcur Beer, một nhà sản xuất của Gametrailers show. Không một lí do nào được đưa ra, toàn bộ thông báo về việc chấm dứt phát triển Fez 2 được đăng tải trên Polytron ngay sau đó, tài khoản Twitter của Fish cũng được đưa về chế độ riêng tư. Dù điều gì đã xảy ra với Fish khiến anh bùng nổ như vậy, hi vọng giờ anh đã cảm thấy nguôi ngoai.