Phát hiện lỗ đen siêu khổng lồ nặng gấp 34 tỷ lần Mặt Trời, háu ăn đến mức mỗi ngày đều 'nuốt chửng' một ngôi sao

Được các nhà khoa học đặt tên là J2157*, lỗ đen này được quan sát lần đầu tiên vào năm 2018, khi nó phát ra một lượng bức xạ khổng lồ ở trung tâm thiên hà J2157, cách Trái Đất hàng tỷ năm ánh sáng.

Các nhà khoa học vừa phát hiện một trong những lỗ đen lớn nhất từ trước đến nay, với khối lượng gấp khoảng 34 tỷ lần Mặt Trời. Lỗ đen này lớn tới mức, nó đang ‘ngấu nghiến’ lượng vật chất tương đương với khối lượng vật chất của một ngôi sao như Mặt Trời mỗi ngày.

Đáng chú ý, Sagittarius A* - lỗ đen siêu lớn ở trung tâm Dải Ngân hà với khối lượng gấp khoảng 4 triệu lần Mặt Trời – cũng hoàn toàn ‘không đủ tuổi’ nếu so sánh với lỗ đen mới được phát hiện này.

"Khối lượng của lỗ đen này nặng hơn gấp 8000 lần so với hố đen ở trung tâm Ngân Hà chúng ta", nhà thiên văn học Christopher Onken của Đại học Quốc gia Australia cho biết. "Nếu lỗ đen trung tâm dải Ngân Hà muốn đạt được khối lượng như vậy, nó sẽ phải ‘nuốt chửng’ 2/3 số sao trong thiên hà’.

Phát hiện lỗ đen siêu khổng lồ nặng gấp 34 tỷ lần Mặt Trời, háu ăn đến mức mỗi ngày đều nuốt chửng một ngôi sao - Ảnh 1.

Tại trung tâm hầu hết các thiên hà đều đang tồn tại các lỗ đen siêu khổng lồ

Vào thời điểm đó, các nhà thiên văn học ước tính khối lượng hố đen này vào khoảng 20 tỷ lần Mặt Trời, được phân loại vào loại ‘lỗ đen siêu khổng lồ’ (khối tượng lớn hơn 10 tỷ lần Mặt Trời). Những tính toán khi đó cũng cho thấy, khối lượng vật chất J2157* ‘ngốn’ mỗi ngày tương đương với một nửa khối lượng vật chất của Mặt Trời .

Kể từ đó đến nay, các nhà thiên văn học đã áp dụng một số cách đo đạc mới để tính toán lại khối lượng lỗ đen J2157*. Kết quả, khối lượng của lỗ đen này đã cao gấp đôi so với những ước tính ban đầu. Không chỉ có khối lượng khổng lồ, kích thước của lỗ đen này cũng ‘kinh khủng’ không kém. Theo ước tính, bán kính chân trời sự kiện của lỗ đen J2157* đạt khoảng 670 AU (Đơn vị Thiên văn, với 1 AU bằng bằng khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời).

Phát hiện lỗ đen siêu khổng lồ nặng gấp 34 tỷ lần Mặt Trời, háu ăn đến mức mỗi ngày đều nuốt chửng một ngôi sao - Ảnh 2.

Ảnh chụp lỗ đen Sagittarius A* tại trung tâm dải Ngân Hà

Để so sánh, Sao Diêm Vương – tiểu hành tinh xa nhất trong Trái Dương Hệ - nằm cách Mặt Trời khoảng 39,5 AU. Trong khi đó, vùng Nhật Quyển, vốn được coi là điểm cuối cùng và là biên giới giữa Thái Dương hệ và không gian liên sao, nằm cách Mặt Trời khoảng 100 AU. Điều này có nghĩa, chân trời sự kiện của lỗ đen J2157* lớn hơn khoảng 6 lần so với Thái Dương hệ.

Tuy nhiên, J2157* không phải là lỗ đen lớn nhất từng được phát hiện. Tại trung tâm thiên hà Holm 15A, cách Trái Đất 700 triệu năm ánh sáng đang tồn tại một siêu lỗ đen khổng lồ có khối lượng gấp 40 tỷ lần Mặt Trời. Tuy nhiên, kỷ lục lỗ đen lớn nhất thuộc về lỗ đen mang tên TON 618, có khối lượng gấp 66 tỷ lần khối lượng Mặt trời, nằm cách chúng ta khoảng 10,4 tỷ năm ánh sáng.

Sự tồn tại của các lỗ đen như Holm 15A và TON 618 khiến các nhà khoa học thực sự đau đầu. Chúng ta hoàn toàn không rõ các lỗ đen siêu lớn hoặc cực lớn hình thành và phát triển như thế nào. Với riêng lỗ đen J2157*, lỗ đen này đã bắt đầu hình thành vào khoảng 1,2 tỷ năm sau sự kiện Big Bang. Các nhà khoa học hiện vẫn chưa rõ làm thế nào các lỗ đen có thể đạt kích thước khổng lồ như vậy ngay khi vũ trụ vẫn đang còn sơ khai.

Tham khảo Science Alert