Gần 20 năm trước, Sony đã lấn sân sang thị trường game console đông đúc và thổi một làn gió mới vào cuộc chiến console 16-bit. Chỉ trong vòng hai thập kỉ, nhân loại đã chứng kiến sự phát triển vượt trội của Sony trong ngành công nghiệp. Chúng tôi đã điểm lại đây 18 sự kiện được biết đến nhiều nhất của thương hiệu game đã tạo nên tên tuổi của những Final Fantasy, Grand Theft Auto và Metal Gear Solid đình đám này.
1. PlayStation từng suýt về tay Nintendo
Đầu những năm 90, "multimedia" là miếng bánh béo bở đến nỗi khiến những công ty siêu bảo thủ như Nintendo cũng muốn nhúng tay vào. Ken Kutagari – người đã giúp thiết kế chip âm thanh tuyệt vời của SNES – đã khởi xướng việc hợp tác cùng Nintendo sản xuất Play Station và phát hành các tựa game Super Nintendo ở định dạng SNES-CD. Nhưng không may cho Sony, chủ tịch Nintendo ông Hiroshi Yamauchi muốn kiểm soát hoàn toàn quyền cấp phép, nên đã quay lưng và chuyển sang hợp tác cùng Philips. Nintendo đã công bố sự thay đổi kế hoạch tai CES 1991, ngay khi Sony lần đầu đưa PlayStation ra mắt công chúng.
2. PlayStation từng thay đổi linh vật trước khi xuất hiện tại Mỹ
Polygon Man là một cái đầu lởm chởm màu tím lơ lửng. Nó nhằm phô diễn sự tuyệt vời của những hình ảnh 3D với người dùng trong kế hoạch đưa PlayStation phát triển ở trời Tây năm 1995. Nhưng sau đó Ken Kutaragi, ông chủ của hãng PlayStation đã hoàn toàn phát hoảng khi thấy nó tại E3 1995. Linh vật này đã biến mất trước khi kịp ra mắt tại Mỹ.
3. Các biểu tượng được sử dụng trên bộ điều khiển PlayStation
Khi Teiyu Goto của Sony thiết kế bộ điều khiển đặc biệt của PlayStation, anh đã muốn sử dụng một cái gì đó dễ nhớ hơn so với chữ cái hoặc màu sắc, vì vậy anh đã chọn các biểu tượng. Hình tròn và chữ X tượng trưng cho "có" hoặc "không", hình tam giác cho tầm nhìn hoặc bối cảnh của người chơi, còn hình vuông cho menu, tài liệu hoặc bản đồ.
4. Thế giới đã trải qua giai đoạn khủng hoảng thẻ nhớ chỉ vì PlayStation
2002 là năm bùng nổ phát triển của PlayStation. Vào thời điểm đó, vì Metal Gear Solid 2 và Final Fantasy X người ta sẵn sàng bỏ ra 299 đô để sở hữu nó. Thật không may, nó gần như cháy hàng hoàn toàn. Hàng loạt các kệ hàng thiếu hụt trầm trọng thẻ nhớ, những khuôn mặt thất vọng hay những cuộc điện thoại giận dữ chỉ vì không thể sở hữu 8MB bộ nhớ là những gì còn đọng lại trong kí ức của bất kì nhân viên bán lẻ điện tử nào thời điểm ấy.
5. Một trong những game hiếm nhất của PlayStation chỉ có thể đượn tìm thấy tại E3 1999
Đó chính là Elemental Gearbolt Assassin. Và cách duy nhất để có thể chạm tay vào nó là bạn phải tham gia E3 1999, bằng cách nào đó giành được một trong 50 phần quà của nhà sản xuất, bao gồm một GunCon được mạ vàng. Tuy nhiên, một nhược điểm đáng kể là lớp sơn mạ vàng trên chiếc GunCon quý giá có thể bị hòa tan bởi mồ hôi tay người.
6. Sony đã đánh bại Sega như thế nào?
Trong những năm giữa thập niên 90, Sega dẫn trước các đối thủ của mình bằng một nước đi táo bạo. Họ âm thầm gửi Saturn đến một số ít các nhà bán lẻ của E3. Điều này giúp Sega có được bước nhảy dài so với các đối thủ cạnh tranh. Thật không may cho Sega, cái giá 399 đô của Saturn không đủ hấp dẫn để khiến người chơi mở hầu bao. Tại E3 1995, chủ tịch Steve Race của SCEA đã công bố mức giá 299 đô cho sản phẩm của mình. Rõ ràng Sony đã giành chiến thắng chỉ với 100 đô chênh lệch kia.
7. Logo gốc của PlayStation đã trải qua rất nhiều phiên bản
Logo PS với bốn màu đã quá đỗi quen thuộc với người dùng từ thủa hồng hoang của PlayStation, nhưng để có được logo hoàn thiện người ta đã phải thử nghiệm vô số phiên bản. Nhà thiết kế Manabu Sakamoto đã đưa ra nhiều biến thể trên logo của PlayStation, một số trong đó có thể thấy trong hình trên.
8. Ý nghĩa đằng sau những tòa tháp màu trắng trên màn hình khởi động của PS2
Những tòa tháp trên màn hình khởi động của PlayStation 2 không phải được tạo ngẫu nhiên. Hóa ra, PS2 căn cứ vào nội dung thẻ nhớ của bạn để sắp đặt những vật thể hình khối hộp đó.
9. Ken Kutaragi muốn PSP trở thành "Walkman của thế kỷ 21"
Trước khi Sony ra mắt Walkman vào đầu những năm 80, ý tưởng vừa đi vừa nghe nhạc tưởng chừng chỉ tồn tại trong mơ. Ken Kutaragi đã muốn biến PSP trở thành một cuộc cách mạng, điều này lý giải tại sao chiếc máy cầm tay đầu tiên của công ty cho phép người dùng duyệt internet, nghe nhạc và xem phim ở định dạng UMD được ra đời. Thật không may, điện thoại thông minh đã sớm chiếm lĩnh toàn bộ thị phần PSP, bỏ lại Kutaragi và giấc mơ sau lưng.