Những con ngỗng ngực trắng sống ở Bắc Cực có thể là loài động vật có nhiều thử thách nhất trong cuộc đời khi ngay từ trong trứng, chúng đã được đặt trên những vách đá dựng đứng cao chót vót.
Sau khi nở, chúng phải tự nhảy ra khỏi những vách đá đó và vượt qua những đoạn đường đầy thú săn mồi để tìm kiếm thức ăn, nếu chẳng may trượt chân, chúng sẽ phải bỏ mạng ngay tại chính nơi chúng đã được sinh ra.
Tại sao số phận lại tàn nhẫn như vậy? Bởi vì không có động vật có xương sống nào trên trái đất có thể bay ngay khi chúng sinh ra ở thời điểm hiện tại, chúng phải trải qua nhiều thử thách khác nhau để chiến thắng trong cuộc chiến sinh tồn và chọn lọc tự nhiên.
Mới đây, nhưng nhà khoa học lại phát hiện ra một bí mật mà bà mẹ thiên nhiên đã che giấu hàng triệu năm qua, một loài khủng long có thể tự săn mồi và biết bay ngay khi chúng mới được chào đời.
Cho tới nay, mới chỉ có hơn 30 mấu hóa thạch của loài khủng long Pterodactyl được phát hiện ở Trung Quốc và Argentina, hầu hết trong số chúng đều là những con non và trứng.
Chúng là Pterodactyl một loài khủng long ăn thịt thuộc họ khủng long bay Pterizard sống ở cuối Kỷ Jura với sự phát triển đột biến của ngón tay thứ 4.
Ngón tay thứ 4 này có chiều dài gần như tương tự với cơ thể của chúng bởi chúng là nơi nối màng cánh tới cơ thể và có tác dụng vỗ và hỗ trợ lực đẩy khi nay, còn khi di chuyển dưới mặt đất, ngón tay này hoàn toàn được gập gọn lên, điều này khiến chúng sẽ có dáng đi vô cùng kì lạ khi di chuyển dưới mặt đất.
Hộp sọ của Pterodactyl trưởng thành dài và mỏng với khoảng 90 răng có hình nón, chúng có họ hàng thân thiết với những loài khủng long bay khác sinh sống vào cuối Kỷ Jura như Ctenochasma, Germanodactylus, Aurorazhdarcho, Gnathosaurus.
Tiến sĩ David Angwen, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Leicester và Tiến sĩ Charles Deming, nhà động vật học tại Đại học Lincoln, đã so sánh hóa thạch của những con Pterodactyl cũng như hóa thạch trứng của chúng được tìm thấy ở Trung Quốc, Argentina với những hóa thạch của họ bò sát cổ đại và chim cho thấy, loài khủng long này hoàn toàn có thể bay ngay khi mới nở.
Pterodactyl là một loài khủng long có kích thước tương đối nhỏ với sải cánh khi trưởng thành ước tính khoảng 1,04 m, cho tới nay, mới chỉ phát hiện được duy nhất một mẫu hóa thạch của con trưởng thành.
Tiến sĩ Angwen cho biết, về mặt lí thuyết những loài khủng long bay thuộc họ Pterizard không thể bay ngay sau khi chúng mới nở, nhưng trên thực tế, từ những mẫu hóa thạch của loài Pterodactyl lại cho thấy điều hoàn toàn ngược lại.
Cánh của chúng được hình thành bởi màng da và các loại mô khác, chúng được gắn liền với ngón tay thứ tư cực dài của mỗi cánh tay và kéo dài dọc theo hai bên của cơ thể đến chân.
Không giống như hầu hết những loài chim và dơi hiện đại, những con khủng long Pterodactyl bố mẹ chỉ có trách nhiệm giao phối và chẳng cần phải chăm sóc hay dạy bay cho những con non vì những con Pterodactyl đã có thể tự bay và săn mồi ngay từ khi mới nở.
Đôi cánh của loài Pterodactyl từng chỉ được coi là một kết cấu đặc biệt của da những những nghiên cứu sau này đã cho thấy, màng cánh của loài này sở hữu một cấu trúc cơ sinh học hết sức phức tạp và phù hợp với lối sống bay lượn là chủ yếu.
Đây cũng là cuộc chiến sinh tồn khốc liệt nhất trong thế giới tự nhiên, chúng có thể chết bất cứ lúc nào khi không có sự bảo vệ của những con trưởng thành và có lẽ đây cũng là lí do chính giải thích cho việc những mẫu hóa thạch của loài khủng long này đều là những con non thay vì trưởng thành.
Cũng giống như những loài khủng long bay khác, chúng có một hệ thống túi khí phổi và một ống thở xương tương tự như của chim. Nhưng điều đặc biệt của Pterodactyl là chúng có thêm phần túi khí dưới da giúp cho cơ thể nhẹ và bay lượn dễ dàng hơn những loài khủng long bay khác.