Quốc gia phải "nhập khẩu" tù nhân vì không ai phải đi tù

Nhà tù trống vắng đến mức dù nhập khẩu tù nhân rồi vẫn còn “thừa mứa”, phải tận dụng làm thành các toà nhà hữu ích cho xã hội.

Với 1.000 học sinh được phân chia ở 3 cơ sở, một trường học ở Amsterdam, Hà Lan đã phải vật lộn một khoảng thời gian tìm thêm địa điểm để đáp ứng kịp thời nhu cầu giáo dục quốc tế đang ngày càng tăng lên. Đó là cho đến khi họ tìm được bất động sản 14.000m2 rộng rãi, thoáng mát. Họ chuyển đến đó vào tháng Tư.

Địa điểm này có nhiều lợi thế, đặc biệt nhất phải kể đến là tính bảo mật và an ninh. Bởi vì cho đến gần đây, nơi này vẫn còn là một nhà tù.

Nhà cầu nguyện của nhà tù đã được sơn lại những thanh xà màu hạt dẻ sáng bóng. Mái vòm gương ở trung tâm của toà nhà là một nơi lý tưởng để quan sát bốn hành lang xung quanh.

Đây là một trong những toà nhà trong nhà tù ở Hà Lan được tái sử dụng, thường là theo những cách có ích cho xã hội.

Quốc gia phải "nhập khẩu" tù nhân vì không ai phải đi tù - Ảnh 1.

Chỉ cách đó 20 km, ở Haarlem, nhà tù De Koepel cũ đang được chuyển đổi thành một địa điểm đa năng, vừa là chỗ ở cho sinh viên vừa làm nhà ở xã hội, vừa hay có thể giải quyết tình trạng thiếu thốn cả hai loại này trên toàn quốc.

Wolvenplein của Utrecht đã tạo ra một bãi biển thành phố bên trong những bức tường dốc của sân tập thể dục trong khi Bijlmerbajes của Amsterdam đã trở thành nơi tạm trú và tạo việc làm cho một số người xin tị nạn. Họ biến 15 phòng giam thành một phòng tắm hammam của người Syria.

Khi Anh bắt tay vào xây dựng nhà tù lớn nhất trong hơn một thế kỷ với số lượng tù nhân tăng gần gấp đôi trong 30 năm qua, số cư dân nhà tù ở Hà Lan đang đi theo hướng ngược lại. Ngày nay, tỷ lệ ngồi tù trên đầu người ở Hà Lan bằng một nửa của Anh, có ít người tái phạm hơn nhiều và số tội phạm liên tục giảm.

Đôi khi, Hà Lan thậm chí phải nhập khẩu tù nhân từ nước ngoài để lấp đầy các phòng giam trống và giữ cho một số nhà tù mở cửa.

Quốc gia phải "nhập khẩu" tù nhân vì không ai phải đi tù - Ảnh 2.

Giúp tù nhân tái hoà nhập cộng đồng

Trong khi chính phủ Anh đưa ra nhiều bản án chung thân nhất ở châu Âu, người Hà Lan nhận thấy lợi ích của cách tiếp cận ít mang tính trừng phạt hơn. Trung bình chỉ có khoảng 30 người thụ án chung thân ở quốc gia này.

Từng quay cuồng với sự chiếm đóng của Đức Quốc xã trong chiến tranh thế giới thứ hai, Hà Lan có “ý thức mạnh mẽ về sự nguy hiểm của một nhà nước hống hách và nỗi kinh hoàng của việc cầm tù”, giáo sư tội phạm học tại Đại học Portsmouth tên Francis Pakes giải thích. Điều đó có nghĩa là người Hà Lan ít sử dụng các bản án tù hơn so với trước chiến tranh và những người bị giam giữ thường được đối xử nhân đạo hơn.

Pakes nói: “Ở Anh, cứng rắn với tội phạm được coi là một giải pháp chống lại mối đe dọa gây mất trật tự. Trong khi ở Hà Lan, tội phạm là một điều mà cả hệ thống cần giải quyết. Người ta đầu tư vào các chương trình can thiệp cho thanh thiếu niên, gắn thẻ điện tử và chăm sóc tại nơi cư trú cho những người phạm tội nghiện ngập và có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Những hành động này đã thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng và giảm thiểu thời gian ngồi tù của các phạm nhân.

Pakes cũng giải thích: “Ở Hà Lan, nhìn chung thì các nhà tù được bảo trì tốt hơn, nhân viên có thái độ tốt, nơi ở rộng rãi và nhiều nơi khá tươm tất. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là tất cả các yếu tố giúp người phạm tội có khả năng cao hơn để tái hòa nhập thành công vào xã hội.”

Quốc gia phải "nhập khẩu" tù nhân vì không ai phải đi tù - Ảnh 3.

Phương pháp hết thời

Tỷ lệ nghèo đói thấp, an sinh xã hội cao và một nền văn hóa tương đối phi vật chất đóng vai trò không nhỏ trong việc giảm tội phạm bởi người Hà Lan thường coi trọng đức tính không phô trương về sự giàu có và sống đơn giản.

Rivelino Rigters là một nhạc sĩ, tác giả và doanh nhân của doanh nghiệp xã hội có trụ sở tại Amsterdam. Ông nhận thấy mặt trái của việc bị giam giữ.

Mồ côi cha và từng muốn được hoà nhập với những cậu trai trẻ khác, ông đã từng bị cuốn vào việc buôn bán ma túy và trộm cắp rồi thụ án tù đầu tiên ở tuổi 13. Nhưng nhà tù chỉ làm tăng thêm các mối quan hệ tội phạm của ông.

“Tôi đã trở nên tồi tệ hơn trước cả khi bước vào đó.”

Rigters nhấn mạnh: “Nhốt ai đó không phải là cách giải quyết vấn đề. Đôi khi nó chỉ khiến một người xấu càng trở nên xấu hơn bởi đối với một vài người, phạm tội là phương sách cuối cùng của họ hoặc khi họ không còn cách nào khác để kiếm sống.”

Thay vào đó, tổ chức Criminal Minded của Rigters - tổ chức cố vấn cho các tù nhân hiện tại và cựu tù nhân tiếp cận các kỹ năng và mạng lưới mà họ cần để xây dựng lại cuộc sống - điển hình của các phương pháp tiếp cận được cá nhân hóa hơn hiện đang được thử nghiệm.

Tổ chức này tập trung vào “sức mạnh, tài năng và khả năng” của những người phạm tội và “những gì cần được chữa lành để họ có những bước tiến tích cực”.

Pakes tin rằng mô hình công lý dựa trên nhà tù có thể đã hết thời. Ông nói: “Khi nói chuyện với các sĩ quan cảnh sát cấp cao, công tố viên hoặc thẩm phán người Hà Lan, có rất ít người sẽ nói về tác động tích cực của việc bỏ tù ai đó. Không ai thực sự tin làm vậy sẽ có tác dụng.”

Những nhà tù được tái sử dụng

Làm khách sạn và nhà hàng

Tại thành phố Roermond, các tòa nhà hiện do Khách sạn Het Arresthuis và nhà hàng Damianz từng được xếp hạng sao Michelin của khách sạn này sở hữu. Nơi đây từng là một nhà tù tiểu bang từ năm 1863 đến năm 2007.

Nhà tù này giam giữ hầu hết những kẻ buôn lậu ma túy và người nhập cư bất hợp pháp trong những năm cuối đời. Giờ đây, nó có các phòng từ ‘phòng giam đầy đủ tiện nghi’ cho đến phòng suite sang trọng.

Trung tâm thương mại và thư viện

Lối vào có hào bao quanh và những ngọn tháp của nhà tù Blokhuispoort ở thành phố Leeuwarden hiện chào đón du khách đến với một trung tâm thương mại văn hóa. Nó được thiết kế để thúc đẩy đầu tư vào một tỉnh có GDP thấp nhất trên toàn quốc.

Ký túc xá Alibi cung cấp chỗ ở giá cả phải chăng. Nhà cầu nguyện của nhà tù đã được chuyển thành thư viện trung tâm của thành phố đã được hoàn thành vào năm 2021.

Tham khảo Positive News