Tại sao sa mạc trở nên lạnh về đêm?

Nhiệt độ ban ngày ở sa mạc luôn nằm ở mức rất cao là điều dễ hiểu, nhưng tại sao sa mạc trở nên lạnh về đêm thì không phải ai cũng biết.

Khi đi đến các sa mạc lớn trên thế giới như Sahara ở Bắc Phi, mọi người thường sẽ đem theo rất nhiều áo khoác và kem chống nắng để tránh bị ăn nắng. Nhưng ít ai biết rằng, khi về đêm nhiệt độ ở sa mạc lại xuống thấp, khác hẳn với ban ngày, nên bạn cũng cần phải có thêm vật dụng giữ ấm. Để có thể biết được tại sao sa mạc trở nên lạnh về đêm, mọi người có thể tìm hiểu về sự hoạt động của những bãi cát tại đây.

Tại sao sa mạc trở nên lạnh về đêm? - Ảnh 1.

Khi về đêm, nhiệt độ tại các sa mạc sẽ xuống thấp.

Tại sao sa mạc trở nên lạnh về đêm?

Ở những sa mạc khô cằn như sa mạc Sahara hay sa mạc Atacama ở Chile, độ ẩm, lượng hơi nước trong không khí thực tế là bằng không. Đồng thời, không giống như cát, nước có khả năng lưu trữ nhiệt rất lớn. Do đó, khi hơi nước trong không khí giữ nhiệt sát mặt đất sẽ giúp ngăn phần nhiệt này tản ra khí quyển.

Không khí có độ ẩm cao cũng cần nhiều năng lượng hơn để nóng lên, có nghĩa là cũng cần nhiều thời gian hơn để năng lượng đó tiêu tán và giúp môi trường xung quanh hạ nhiệt. Cho nên, tình trạng thiếu độ ẩm ở các sa mạc cho phép những nơi khô cằn này nhanh chóng nóng lên nhưng cũng nhanh chóng nguội lạnh.

Hay nói một cách khác dễ hiểu hơn, vào ban đêm không có nhiệt độ của mặt trời hâm nóng các bãi cát rộng lớn này nên nhiệt độ sẽ hạ xuống rất nhanh. Vì ai cũng biết được, khả năng giữ nhiệt của cát rất kém, nên chỉ cần khi không được cấp thêm nhiệt độ những mức nhiệt cũ sẽ bị thoát ra. Do đó, cát chính là nguyên nhân chính khiến sa mạc có hiện tượng kỳ lạ này.

Tại sao sa mạc trở nên lạnh về đêm? - Ảnh 2.

Nhiệt độ bạn đêm ở sa mạc có thể xuống mức 18 độ C.

Khi bầu không khí cực kỳ lạnh đồng nghĩa với việc những bãi cát này không có nhiều độ ẩm. Những sa mạc khô và nóng có nhiệt độ trung bình hằng năm dao động từ 20 đến 25 độ C và có thời điểm nhiệt độ đạt đỉnh 43 đến 49,5 độ C vào ban ngày và âm 18 độ C vào ban đêm.

Do đó, hầu hết các loài thực vật sinh trưởng ở đây đều lùn và mập mạp, chẳng hạn như cây bụi sát mặt đất và có rất ít động vật có vú lớn vì chúng thường không có khả năng tích trữ đủ nước. Đồng thời, tại những nơi như sa mạc lượng mưa hằng nằm rất thấp và dường như không có những tán cây to lớn che bóng mát nên rất khó để sinh sống.

Một số loài động, thực vật sinh sống ở sa mạc

Bất chấp sự thay đổi nhiệt độ thất thường ở các vùng sa mạc, nhiều loài động, thực vật vẫn thích nghi và sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, những loài này vẫn gặp phải một số khó khăn không thể tránh khỏi như tìm kiếm thức ăn và nguồn nước uống vào thời điểm nhiệt độ tăng cao.

Bò sát vốn được biết đến là nhóm động vật phong phú và đa dạng nhất trên sa mạc, thích nghi tốt với sự biến đổi nhiệt độ khắc nghiệt. Bởi vì, chúng thuộc loài máu lạnh, không cần tìm kiếm năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể nằm trong mức ổn định. Cơ thể nhỏ bé cũng giúp nhiều loài bò sát khác tìm thấy được ngóc ngách râm mát vào ban ngày hoặc những tảng đá ấm hơn vào ban đêm.

Tại sao sa mạc trở nên lạnh về đêm? - Ảnh 3.

Lạc đà sinh trưởng rất tốt ở môi trường sa mạc.

Thế nhưng, những loài động vật có vú máu nóng hoặc thu nhiệt lớn như lạc đà, lại có kích thước cơ thể quá lớn nên khó tìm được chỗ trốn ánh nắng Mặt trời và khó làm cho nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Nhưng lạc đà lại có thể duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định trong cả nhiệt độ nóng và lạnh. Do cơ thể lạc đà có nhiều lớp cách nhiệt ở dạng mỡ và lông dày, không bị hấp thụ quá nhiều nhiệt vào ban ngày và mất quá nhiều vào ban đêm.

Trong khi đó, thực vật lại dễ bị tổn thương hơn trong môi trường sa mạc vì chúng không thể di chuyển. Đó chính là lí do vì sao những cây sa mạc mang tính biểu tượng như cây xương rồng, đã phát triển một loạt các biện pháp phòng thủ như gai và chất độc để bảo vệ nguồn nước quý giá trong cơ thể khỏi những kẻ săn mồi.

Nguồn: Tổng hợp