Tìm hiểu ý nghĩa cũng như cách dùng của 5 emoji bị Internet hắt hủi

Được phát triển năm 1998 cho điện thoại di động Nhật Bản, biểu tượng emoji dần dần trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của hầu hết người dùng Internet. Tuy nhiên, không phải emoji nào cũng dễ dùng.

Internet là một trong những vùng trời rộng lớn và bí ẩn nhất với con người, và không phải thứ gì người ta mang lên đó cũng đạt 100 điểm - hoặc là ưa chuộng, hoặc bị thất sủng.

Được phát triển năm 1998 cho điện thoại di động Nhật Bản, biểu tượng emoji dần dần trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của hầu hết người dùng Internet.

Đều được dùng để diễn tả cảm xúc nhưng, về mặt ngôn ngữ, emoji và emotion (cảm xúc) không có liên quan gì với nhau cả. Từ này bắt đầu là từ chữ 絵 (e) hay "hình ảnh" và 文字 (moji) là "kí tự".

Năm 2010, emoji được gắn vào Unicode 6.0 và được sử dụng rộng rãi trên nhiều nền tảng thiết bị công nghệ. Bây giờ, người ta sử dụng emoji rất nhiều khi nói chuyện trực tuyến, như gửi tin nhắn, email hay trạng thái Facebook, Twitter và các mạng xã hội khác. 

Dù được cả thế giới ưa chuộng, một số emoji quả thực đã bị hắt hủi vì quá khó để sử dụng. Để chúng không bị lãng quên, trang Twitter @leastUsedEmoji đã tổng hợp lại những emoji đặc biệt và giải thích ý nghĩa của chúng.

Bạn đã sẵn sàng học thứ gì đó mới mẻ chưa?

Emoji với những ký tự latin viết hoa và viết thường

Có một số emoji chứa các kí tự latin, cả viết hoa và thường như "abc" hoặc "ABCD". Khó hiểu đúng không?

Tìm hiểu ý nghĩa cũng như cách dùng của 5 emoji bị Internet hắt hủi - Ảnh 1.

Theo Emojipedia, chúng biểu thị các ký tự trên bàn phím của phần mềm. Thể hiện quy định nhập liệu là chữ hoa hay chữ thường. Hay bắt bẻ lỗi chính tả thì có, nhưng gửi emoji để yêu cầu người bên kia viết hoa hay thường thì... hơi quá. Chính vì vậy, nó đã bị thất sủng.

Emoji "nước không được uống"

Emoji này phổ biến hơn một chút, ý nghĩa chủ yếu là "nước từ vòi này không đủ an toàn để uống trực tiếp". Phiên bản khác của chúng thường được in và dán tại một số cây nước đang sửa chữa.

Ngoài ra, người dùng Twitter thường dùng emoji này để nói rằng: Dòng tweet của bạn khá tệ, khó mà tiêu hóa được.

Tìm hiểu ý nghĩa cũng như cách dùng của 5 emoji bị Internet hắt hủi - Ảnh 2.

Emoji "cấm xả rác"

Tìm hiểu ý nghĩa cũng như cách dùng của 5 emoji bị Internet hắt hủi - Ảnh 3.

Vì tương lai của hành tinh này, đừng vứt rác bừa bãi và nhất là những nơi dán emoji/logo phía trên. Hoặc, emoji này được dùng để cảnh báo một số người dùng Internet hãy chấm dứt "đem rác" lên News Feed.

Emoji soi hộ chiếu

Tìm hiểu ý nghĩa cũng như cách dùng của 5 emoji bị Internet hắt hủi - Ảnh 4.

Không có gì đặc sắc, ý nghĩa của nó đúng như hình ảnh: Hải quan soi hộ chiếu của bạn trước khi cho phép nhập cảnh.

Gửi cho bạn bè để cho họ biết rằng, bạn phải vất vả thế nào mới vào được nước khác chơi.

Emoji biển tên nhưng hay bị nhầm là "đậu phụ nướng" 

Tìm hiểu ý nghĩa cũng như cách dùng của 5 emoji bị Internet hắt hủi - Ảnh 5.

Cũng giống như hầu hết cả emoji hiện tại, emoji "đậu phụ nướng" cũng có nguồn gốc từ Nhật Bản. Tuy nhiên, đậu phụ nướng không phải món cổ truyền của Nhật và biểu tượng đó lại có ý nghĩa không thể ngờ tới: Một đóa hoa tulip (nafuda), phần hình chữ nhật màu trắng là chỗ để viết tên, tóm lại đó là cái biển tên thường được đeo bởi các cháu học mẫu giáo ở Nhật. Xin nhắc lại, đó không phải miếng đậu phụ nướng! 

Nếu dân mạng trên thế giới gửi emoji này để rủ rê anh em bạn bè đi ăn đồ nướng. Người Nhật lại dùng nó trong những câu chuyện tuổi thơ.

Tìm hiểu ý nghĩa cũng như cách dùng của 5 emoji bị Internet hắt hủi - Ảnh 6.

Là biển tên của các cháu mẫu giáo đó, không phải đậu phụ nướng nhé

Tham khảo Mashable