Các hoạt động của con người hiện đại đã gây ra thiệt hại to lớn cho Trái Đất, môi trường sinh thái, và nhiều loài động vật đã bị tuyệt chủng vì điều này, một số loài tiêu biểu có thể kể đến như chó sói Tasmania, bồ câu viễn khách, chin Dodo, cá tầm thìa Trung Quốc...
Chúng ta thậm chí đã gây ra sự tuyệt chủng của động vật từ thời kỳ băng hà cách đây hàng chục ngàn năm, nhưng một nghiên cứu mới đây được đăng trên tờ Ecology Express cho rằng tổ tiên xa xưa của chúng ta đã từng gây ra sự tuyệt chủng của động vật từ 4 triệu năm trước.
Bài nghiên cứu tựa đề "Brain expansion in early hominins predicts carnivore extinctions in East Africa" - "Sự mở rộng não ở những người vượn đầu tiên dự đoán sự tuyệt chủng của động vật ăn thịt ở Đông Phi", được xuất bản bởi một nhóm khoa học quốc tế đến từ Vương quốc Anh, Thụy Sĩ và Thụy Điển.
Việc so sánh dữ liệu chứng minh rằng cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học do con người gây ra ngày nay không phải là một hiện tượng mới và tổ tiên xa xôi của chúng ta đã bắt đầu đẩy nhanh quá trình này hàng triệu năm về trước.
Chúng ta đã gây ra nhiều thiệt hại cho thiên nhiên.
Biểu đồ phân tích dữ liệu trong bài nghiên cứu.
Trước khi kết thúc sự tuyệt chủng của trong thời kỳ Pleistocene do con người gây ra, các nhà cổ sinh vật học thường cho rằng sự tuyệt chủng của động vật là do biến đổi khí hậu gây ra. Nhưng khi xem xét sự thay đổi khí hậu ở Châu Phi, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng trong hàng triệu năm gần đây, biến đổi khí hậu ở châu Phi nhỏ hơn nhiều so với các lục địa khác, nhưng sự tuyệt chủng của loài vẫn tiếp tục xuất hiện. Có vẻ như khí hậu không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tuyệt chủng động vật ở châu Phi.
Khi các nhà khoa học chuyển hướng nghiên cứu đến khu vực Đông Phi, họ thấy rằng hầu hết những loài động vật săn mồi ở Đông Phi thời kì cổ đại hầu hết đều đã bị tuyệt chủng và rất có thể sự tuyệt chủng của chúng có liên quan đến sự cạnh tranh khốc liệt với tổ tiên chúng ta trong cuộc chiến đứng đầu chuỗi thức ăn.
Đông Phi từ lâu đã được biết tới là trung tâm sự tiến hóa của tổ tiên loài người. Người nguyên thủy từ chủng Orrorin tugenensis đến Ardipithecus (chi vượn đất), Australopithecus (chi Vượn người phương nam), tổ tiên của chúng ta đã chuyển môi trường sống từ rừng rậm đến đồng cỏ, rồi đứng thẳng và di chuyển bằng hai chân sau và đạt hình dạng gần giống như chúng ta ngày nay.
Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra rằng Đông Phi đã trải qua nhiều cuộc đại tuyệt chủng ngay từ những ngày đầu của tổ tiên xa xôi của con người xuất hiện (5 đến 4 triệu năm trước).
Sau khi đối chiếu và phân tích hóa thạch, các nhà cổ sinh vật học thậm chí còn nhận thấy rằng trong giai đoạn này, số lượng động vật ăn thịt lớn đã giảm đáng kể. Điểm khởi đầu của quá trình suy giảm này là 4 triệu năm trước.
Ardipithecus (chi vượn đất).
Australopithecus (chi Vượn người phương nam).
Các nhà cổ sinh vật học cho rằng sự suy giảm số lượng động vật ăn thịt lớn ở Đông Phi được bắt nguồn từ nguyên nhân "ký sinh ăn cướp"- (Kleptoparasitism), các loài chiếm ưu thế có thể cướp được thức ăn từ các loài cấp dưới.
Hiện tượng này có thể dễ dàng thấy được trong môi trường thiên nhiên hoang dã ngày nay như việc sư tử hoặc linh cẩu sẽ đi cướp chiến lợi phẩm của những con báo cheetah, con hải cẩu sẽ bắt con cá nhỏ bị chim nhạn bắt...
Một con báo cheetah vừa giết chết một con linh dương Impala và ăn một phần con mồi, tạo ra một mục tiêu cho ký sinh ăn cướp. Ba phút sau: một con linh cẩu đốm sau đó là các con khác chạy về phía con báo đang ăn mồi. 38 giây sau: Báo cheetah đã chạy trốn mà không có sự kháng cự, kền kền cũng sẽ tham gia vụ ký sinh ăn cướp: khi linh cẩu di chuyển một mảnh thân thịt, kền kền sẽ lấy mẩu thừa từ mặt đất.
Đại bàng cướp thức ăn từ mòng biển.
Ở Đông Phi thời tiền sử, tổ tiên loài người (vượn phương Nam, v.v.) có khả năng đánh cắp thức ăn từ những loài thú ăn thịt khác ngay sau khi chúng vừa kết liễu được con mồi. Điều này đã khiến những kẻ săn mồi dần chết đói vì chúng không có đủ thức ăn. Theo thời gian, số lượng của tổ tiên loài người ngày càng tăng và hành động ăn cướp diễn ra càng thường xuyên đã dẫn đến việc suy giảm thậm chí tuyệt chủng toàn bộ loài của những loài động vật ăn thịt.
Thật sự nghiên cứu này đã khiến mọi người hết sức bất ngờ bởi những tỏ tiên xa của chúng ta là những sinh vật rất yếu đuối và có thể trở thành con mồi một cách dễ dàng cho các loài Dinofelis - một chi mèo răng kiếm tuyệt chủng. Nhưng trên thực tế, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng tổ tiên của chúng ta đã dựa vào yếu tố số lượng cũng như đôi tay linh hoạt có thể cầm nắm công cụ để buộc những kẻ săn mồi phải từ bỏ chiến lợn phẩm của chúng.
Tổ tiên của con người rất dễ trở thành con mồi cho những loài thú lớn khi chỉ đơn lẻ một mình.
Chính vì áp lực con mồi của chúng có thể bị đánh cắp hoặc cướp mất mà hầu hết các loài săn mồi lớn ở Châu Phi đã phát triển các kỹ năng để bảo vệ con mồi mới có thể tiếp tục tồn tại và tiến hóa được cho tới tận ngày nay. Ví dụ, chúng ta có thể thấy rằng báo đốm sẽ kéo con mồi của mình lên cây để ăn sau khi săn mồi thành công. Những kẻ săn mồi như sư tử và linh cẩu sẽ bảo vệ con mồi cùng nhau theo nhóm.