Top 5 sự thật mà chúng ta thường xuyên hiểu nhầm về rắn

Có thể nói, rắn xứng đáng được coi là 1 trong những loài động vật phổ biến và được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Nhưng tuy nhiên, liệu các bạn đã hiểu hết về chúng chưa?

Có thể nói, rắn xứng đáng được coi là 1 trong những loài động vật phổ biến và được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Nhưng tuy nhiên, liệu các bạn đã hiểu hết về chúng chưa? Hãy cùng điểm lại top 5 điều thường khiến chúng ta hiểu lầm về chúng nhé.

1. Loài rắn nào cũng nguy hiểm?

Top 5 sự thật mà chúng ta thường xuyên hiểu nhầm về rắn - Ảnh 1.

Rắn roi xanh có độc, nhưng độc tính của chúng không đủ nguy hiểm để gây hại cho con người.

Có 1 sự thật là: chỉ có 1 phần nhỏ trong tổng số hơn 3500 loài rắn được biết là thuộc dạng nguy hiểm, còn lại đa số chúng đều vô hại với chúng ta. Về cơ bản, đa số các loài rắn đều không có nọc độc, không có phương thức truyền nọc hoặc là không đủ khả năng truyền một lượng nọc đủ để gây nguy hiểm cho con người. Vì thế, đa số các loài rắn trên Trái Đất đều được dán nhãn "không độc", nhưng không phải ai khi gặp rắn cũng đều may mắn đến thế.

2. Nếu đụng phải chúng, cứ chọc đi rồi chạy. Chúng đâu nhanh hơn mình được?

Đừng nghĩ chúng không có chân mà nghĩ chúng di chuyển chậm. Ngược lại, rắn có khả năng di chuyển vô cùng nhanh. Nổi tiếng nhất là Mamba đen, khi chúng có thể trườn với tốc độ gần 20km/h; hay rắn Peringuey có thể trườn với tốc độ 29km/h trên cát. Về cơ bản, đây là tốc độ vượt qua cả tốc độ chạy trung bình của con người khi tập luyện sức khỏe (khoảng 18km/h).

Top 5 sự thật mà chúng ta thường xuyên hiểu nhầm về rắn - Ảnh 2.

Vì thế, dù không biết có phải rắn độc hay không, nhưng chỉ cần thấy rắn thì tốt nhất hãy chạy ngay đi vì sự an toàn của bạn. Đừng dại dột gì mà trêu ghẹo chúng. Bên cạnh đó, cũng thật may mắn khi có 1 số loài rắn độc thích dùng tốc độ để chạy thoát khỏi nguy hiểm hơn là săn đuổi con mồi. Về cơ bản thì chúng cũng chẳng thích thú gì với việc bị làm phiền cả.

3. Rắn là những sinh vật nguy hiểm và không có ích gì nhiều?

Đúng là có vài loài rắn cần tránh xa thật, nhưng phần lớn thì đám này khá vô hại và không tấn công con người trừ khi để tự vệ. Mục tiêu của chúng là những thứ khác, và việc loại trừ những thứ này khiến chúng có ích hơn là nguy hiểm.

Có 1 sự thật mà có thể bạn không biết, đó là... cứ chỗ nào có nhiều rắn, thì có tới 80% là môi trường sinh thái cân bằng. Loài rắn giúp ích cho con người bằng cách săn những loài vật có hại như chuột và các loài gặm nhấm khác. Trong lịch sử, con người từng có 1 số lần tận dụng rắn (không độc) để "xử lý" những nơi bị nạn chuột tàn phá, và chúng đã chứng minh được rằng bản thân là 1 cỗ máy diệt chuột vô cùng hiệu quả, dù khiến nhiều người sợ hãi hơn là tin tưởng.

Top 5 sự thật mà chúng ta thường xuyên hiểu nhầm về rắn - Ảnh 3.

Rắn Indigo thích ăn chuột... và những loài rắn khác, nhưng bản thân chúng lại không có độc.

Bên cạnh đó, nọc độc của 1 số loài rắn cũng chứa các chất giúp hạ huyết áp, cầm máu, giảm đau,... và có nhiều tiềm năng chữa được bệnh ung thư. Dĩ nhiên, chúng cũng có thể được dùng để bào chế huyết thanh kháng độc, nhằm có thể cứu sống người bị rắn cắn.

4. Không để bị cắn thì sẽ không sao?

Đúng là điều này đúng với đa số, nhưng bạn nên biết rằng hổ mang là ngoại lệ. Trong bộ Rắn có những loài được gọi là "hổ mang phun nọc", có thể phun nọc độc qua 1 cái lỗ trên răng nanh và có thể bắn trúng mục tiêu từ khoảng cách 2,5m. Thông thường, nọc độc này thường vô hại với da, nhưng chúng sẽ gây ra đau đớn khủng khiếp như thiêu đốt nếu trúng phải mắt. Do đó, loài này thường có xu hướng nhằm thẳng mặt kẻ địch mà tấn công, và kẻ địch có thể sẽ chịu mù lòa vĩnh viễn nếu không được chữa trị kịp thời.

Top 5 sự thật mà chúng ta thường xuyên hiểu nhầm về rắn - Ảnh 4.

Tuy nhiên, rắn hổ mang phun nọc Ashe, hay còn được gọi dưới cái tên "Naja Ashei" thì lại hoàn toàn khác. Độc của loài rắn hổ mang lớn nhất châu Phi này có thể khiến vết thương chịu hoại tử mạnh, phá hủy các mô tế bào dẫn đến vùng bị thương bị biến dạng. Về cơ bản, những người bị cắn khi không điều trị kịp thời có thể phải cắt cụt đi phần chân.

Và chúng cũng có thể phun nọc được đấy. Bạn còn nghĩ đến việc giữ khoảng cách với chúng nữa không, hay sẽ chạy ngay tức thì?

5. Rắn lành trong 1 khu vực nhiều hơn rắn cạn?

Top 5 sự thật mà chúng ta thường xuyên hiểu nhầm về rắn - Ảnh 5.

Điều này hoàn toàn không chính xác. Mặc dù lượng rắn lành áp đảo quá mạnh so với rắn độc, nhưng việc phân bố chúng thì bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ, Úc là nơi duy nhất... có nhiều rắn độc hơn rắn lành, còn Ireland là quốc gia duy nhất mà không có loài rắn nào sinh sống. Trong vùng lãnh thổ của rắn, cũng có những con rắn độc có sở thích tìm giết những con rắn khác để ăn, đặc biệt là rắn lành.