Ngoài những loài động vật nổi tiếng về kích thước lẫn độ hung bạo của mình như Megalodon hay Mosasaurs, Tylosaurus cũng được xem là sát thủ chết chóc dưới các đại dương thời tiền sử.
Quái vật bé bự nhất nhà Mosasaurus
Về kích thước, Tylosaurus được xếp vào một trong số những mosasaurs lớn nhất sống vào cuối kỷ Creta. Nó cạnh tranh kích thước với hai loài khác là Mosasaurus và Hainosaurus.
Chẳng những sở hữu kích thước khủng khiếp, Tylosaurus còn có sự tiến hóa về cấu trúc cơ thể, giúp bơi lôi được bằng đuôi thay vì chân chèo như mosasaurs thông thường. Ngay cả ở phần đuôi, Tylosaurus cũng có cấu tạo giúp tối đa hóa khả năng lẫn tốc độ di chuyển dưới nước, đuôi của nó có hình chữ V được tạo thành từ hơn 80 đốt sống..
So sánh các loại có kích thước lớn, Tylosaurus đứng ở vị trí thứ 16
Tylosaurus là kẻ săn mồi đáng sợ nhất của các đại dương cổ đại, sẵn sàng tóm gọn và kết liệu bất cứ sinh vật nào nhỏ hơn bơi ngang qua hàm răng của mình. Con quái vật này sở hữu một hàm răng sắc hình nón được xếp dọc thành hai hàng. Nó xác định vị trí của con mồi dựa vào mõm, khi con mồi đã sa vào tầm với của hàng răng nguy hiểm mà Tylosaurus sở hữu, nó sẽ bị nuốt chửng. Con quái vật sẽ mở rộng miệng, ngụm một ngụm nước lớn hai hàm răng khép kín không cho con mồi tìm được lối thoát.
Tại sao Tylosaurus được gọi là sát thủ đại dương?
Nếu ở trên cạn, loài Tyrannosaurus được mệnh danh là kẻ săn mồi trên cạn của kỷ Phấn Trắng thì Tylosaurus cũng sẽ là kẻ săn mồi ở các vùng biển cuối kỷ Phấn Trắng, đặc biệt ở khu vực Western Interior Seaway từng nhấn chìm vùng trung tầm Hoa Kỳ và Canada ngày nay.
Kích thước đồ sộ của Tylosaurus có nghĩa là nó sẽ dễ dàng đạt được vị trí đứng đầu chuỗi thức ăn và gần như không có loài sinh vật nào thoát khỏi thực đơn của nó. Từ các hóa thạch cổ, người ta đã tìm thấy trong dạ dày của Tylosaurus những loài rất phổ biến như cá, cá mập, các loài chim kkhông biết bay như Hesperornis, các loài bò sát cỡ lớn của đại dương như plesiosaurs và thậm chí cả những loài thuộc họ masasaurs khác.
Ngoài ra, cũng có bằng chứng cho thấy rằng Tylosaurus cũng ăn khủng long trên cạn. Một mẫu vật có tên ‘Talkeetna Mountains Hadrosaur’ từ thành hệ địa chất Matanuska tại Alaska đã bao gồm những khúc xương của loài hadrosaur – một loài khủng long trên cạn – có hằn các dấu vết khá tương đồng về kích thước cũng như sự sắp xếp răng của loài Tylosaurus.
Trong số con mồi của Tylosaurus, Mosasaurus cũng được xếp vào thực đơn
Tuy nhiên, nhiều người đặt ra giả thuyết rằng Tylosaurus ăn thịt khủng long có lẽ là một trường hợp nhặt xác, có thể con quái vật đại dương đã tìm được xác của một con khủng long đuối nước bị cuốn ra biển. Khi động vật chết, cơ thể phân hủy của chúng sẽ sản sinh ra khí gas khiến xác chết của chúng nổi lên trên mặt nước. Vì thế, loài mosasaur thường cắn vào những cái xác để khí thoát ra rồi mới ăn thịt.
Trong quá trình đi săn của mình,