Epic Games Store là một cửa hàng phân phối game trực tuyến điều hành bởi Epic Games. Được ra mắt lần đầu vào tháng 12 năm 2018. Vì là một hệ thống phân phối hoàn toàn mới nên Epic Games Store không tránh khỏi những thiếu sót lớn rất đáng kể. Những sự bất tiện đó đã làm rất nhiều game thủ khó chịu, thậm chí là gây ức chế khá nhiều.
Epic Games hẳn phải chuẩn bị từ rất lâu mới dám tự tin ra mắt của hàng trực tuyến của riêng mình. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ đối đầu trực tiếp với ông lớn Steam của Valve. Thật sự thì nói về tính năng thì Epic Games Store không có cửa để so bì được với Steam. Nào là những sự kiện, khả năng lưu trữ đám mây, profile cho người sử dụng, và nhiều nhiều hơn thế nữa.
Còn Epic Games Store thì sao? Epic cho thấy rằng họ chỉ là một dịch vụ tồi tệ khủng khiếp khi đem đi so sánh với Steam. Không chỉ vậy, có lẽ điều mà Epic Games Store khiến cho các game thủ ức chế nhất chính là việc họ chỉ thêm phần đánh giá chỉ khi nào các nhà phát triển game muốn như thế.
Điều đó có nghĩa là nếu như một tựa game nào đó được đầu tư về mặt PR nhiều hơn chất lượng nội dung, họ hoàn toàn có thể quảng bá game của mình lên Epic Games Store và tắt phần đánh giá người dùng đi. Thật thảm hại khi bạn tải về một trò chơi được PR quá lố nhưng không hề có một cảnh báo gì từ người dùng trước phải không? Epic dường như quá xem thường chính người dùng của họ.
Có lẽ điều duy nhất mà họ có thể cạnh tranh với Steam của Valve đó chính là khả năng “đếm được đến số 3”. Sự thật như đùa, Valve dường như không hề biết đếm đến 3. Đây có lẽ là một lợi thế mà Epic Games Store nên năm bắt chăng? Biết đâu được nhiều khi đây lại là một cú lật kèo cực kỳ “epic” thì sao.
Có một sự thật rằng nếu đã quá quen sử dụng một tính năng, một đồ vật hay bất kể thứ gì đó, việc khiến bạn đột nhiên thay đổi thói quen của mình sẽ rất khó. Điều này cũng tương tự khi ta nói về sự cạnh tranh giữa Steam và Epic Games Store. Rõ ràng trước khi Epic Games Store ra đời thì Steam vẫn hoàn toàn sống tốt, không có dấu hiệu gì chững lại cả. Hơn nữa, Steam còn cung cấp cho người dùng rẩt nhiều tính năng thú vị. Do đó, để khiến các game thủ chuyển đổi từ Steam sang Epic Games Store thật sự cần một cú nổ lớn.
Có lẽ điều này đã đem lại cho Epic không ít áp lực. Chính vì vậy họ đã quyết định gỡ bỏ những tựa game của mình khỏi những nền tảng lớn như Steam, GOG,… để phát hành độc quyền trên Epic Games Store. Điều này không những không mang lại lợi ích gì nhiều, ngược lại còn gây ra không ít sự ức chế cho game thủ. Hãy nhìn vào cái cách mà Epic mang những “The Outer World”, “Phoenix Point” về chính nền tảng của mình. Giờ đây, game thủ lại phải tạo thêm một tài khoản khác trên một nền tàng khác chỉ để chơi một tựa game mình yêu thích. Thật quá rườm rà phải không?
Nếu Epic Games Store thực sự có tầm cỡ tương đương với Steam thì hẳn sẽ không có ai phàn nàn gì về nhiều lần thất hứa của họ. Rất nhiều người cảm thấy khó hiểu về cách quảng bá hình ảnh của Epic Games Store. Họ dường như đang tự mị lòng về sự thành công dó chính mình vẽ ra.
Để có thể cạnh tranh trực tiếp với Steam, hẳn Epic Games Store phải còn nỗ lực rất nhiều. Họ phải tạo ra cho mình một môi trường độc nhất vô nhị, một môi trường có thứ gì đó sáng tạo đủ để thu hút mọi sự quan tâm của truyền thông và game thủ. Trước hết, họ phải trả lời được câu hỏi của mọi người đặt ra: “Tại sao tôi lại phải rời bỏ Steam để chuyển sang Epic?”