Vì sao các nhà phát triển game ở Nhật lại bơ PC và chỉ làm game trên nền tảng console?

Nhật Bản được biết đến là một nước phát triển mạnh về nền công nghiệp giải trí, và game cũng không ngoại lệ.

Ở nước Nhật, ta có thể kể đến những công ty game rất nổi tiếng như Sony, Nintendo, Konami, v.v... Nhưng với tất cả sự phát triển đó, người Nhật dường như chủ yếu chỉ phát triển sản phẩm của họ trên thị trường Switch và PS4. Nếu để ý kỹ sẽ thấy những công ty như Sony hay Nintendo có một lợi thế để phát triển ở mảng Switch hơn PC hay Xbox khi hợp tác với các nhà phát hành.

Vì sao các nhà phát triển game ở Nhật lại bơ PC và chỉ làm game trên nền tảng console? - Ảnh 1.

Sony và Nintendo có thể nói là những hệ thống mở. Họ chia sẻ văn hóa và ngôn ngữ của mình với các nhà phát hành. Do đó, việc truyền đạt các ý tưởng, kế hoạch và các yêu cầu giữa các bên không bao giờ là một vấn đề đối với họ. Dễ hiểu rằng chẳng có gì khó khăn khi họ dễ dàng đạt được những thỏa thuận độc quyền với nhau. Việc này rất quan trọng, nó giống như việc bạn chiếm lĩnh được thị trường.

Vì sao các nhà phát triển game ở Nhật lại bơ PC và chỉ làm game trên nền tảng console? - Ảnh 2.

Nhiều hãng phim Nhật Bản nằm gần trụ sở của Sony và Nintendo. Thuận lợi về mặt địa lý cũng là một trong những lý do khiến họ có thể dễ dàng hợp tác với nhau hơn. Khái niệm "gần" ở đây không phải là nằm cùng trên một con phố, hay một khu vực, mà là những trụ sở của họ gần như nằm kề cạnh nhau. Thậm chí, chỉ cần ngắm qua cửa sổ cũng có thể nhìn thấy được nhau. Điều này giúp dễ dàng tạo điều kiện cho các cuộc họp và nhận hỗ trợ giữa nhà phát triển và chủ sở hữu nền tảng.

Nói về việc nhận được sự hỗ trợ từ nhà phát triển, Sony nổi tiếng rất giỏi trong việc hỗ trợ bên thứ ba cho họ. Sony sẽ không hề ngần ngại gửi cho họ bộ dụng cụ dev và hỗ trợ kỹ thuật một khi được yêu cầu. Với sự thuận lợi địa lý kể trên, Sony có thể dễ dàng gửi đội ngũ kỹ thuật của họ sang hỗ trợ các đối tác mà không cần phải qua những quy trình rắc rối và tốn nhiều thời gian. Điều này khiến các nhà phát triển dễ dàng tạo ra các sản phẩm game trên các hệ máy console của Sony hơn bất kỳ nền tảng nào khác.

Vì sao các nhà phát triển game ở Nhật lại bơ PC và chỉ làm game trên nền tảng console? - Ảnh 3.

Mối quan hệ hơp tác giữa Sony cũng như Nintendo và các nhà phát hành game đã có từ hàng thập kỷ nay. Cả Sony và Nintendo đều có những mối quan hệ với các nhà phát triển như Level 5, Atlus, From Software, Platinum games, Intelligent systems, Square Enix, Capcom, Konami từ những năm 80 hoặc 90. Kết quả là đã có rất nhiều franchise và các thương hiệu độc quyền đã tồn tại từ rất lâu dựa trên sự thoản thuận hợp tác giữa họ.

Hơn nữa, các hệ máy console của Sony và Nintendo rất thịnh hành ở Nhật Bản. Nếu bạn là một nhà phát triển game ở Nhật, dĩ nhiên bạn sẽ đẩy mạnh hướng đến thị trường đầy béo bở này rồi. Người Nhật có một thị hiếu chơi game rất độc đáo: Visual Novel, giả lập hẹn hò, JRPG, Bullet Hell Shooters, Monster Battlers (trò chơi kiểu Pokemon) và Raising (Harvest Moon). Hầu hết những tựa game theo những thể loại trên đều hướng đến thị trường Nhật Bản. Và vì hầu hết người Nhật họ chỉ thích chơi các hệ máy console của Sony, Nintendo nên lẽ dĩ nhiên các nhà phát triển game phải đẩy mạnh vào nền tảng này.

Vì sao các nhà phát triển game ở Nhật lại bơ PC và chỉ làm game trên nền tảng console? - Ảnh 4.

Và hơn hết là việc các nhà phát triển game đã quá quen với các sản phẩm trên nền tảng Switch và PS4. Cộng với việc họ đang ăn nên làm ra nhờ vào nó, thì sẽ chẳng có lý do gì để họ đẩy mạnh phát triển sản phẩm của mình lên các nền tảng các như là PC hay Xbox. Vì điều đó sẽ tốn khá nhiều nguồn lực và chi phí, chưa kể đến thời gian cũng là một vấn đề đáng kể. Và chơi game trên nền tảng PC chưa bao giờ là truyền thống của người Nhật Bản. Rất nhiều game thủ ở Nhật Bản đã trải qua tuổi thơ với những hệ máy console trên hệ thống Famicom, Playstation và Sega. Việc gì phải thay đổi khi những thứ đó vẫn còn tồn tại tốt ở thời điểm hiện tại?

Vì sao các nhà phát triển game ở Nhật lại bơ PC và chỉ làm game trên nền tảng console? - Ảnh 5.

Chưa kể người Nhật họ thường hướng đến việc tối ưu hóa không gian trong thiết kế. Do đó, một chiếc bàn để PC sẽ rất tốn không gian thay vì một chiếc tay cầm nhỏ gọn kết nối với một màn hình TV có sẵn. Và cũng vì lý do này mà các hệ máy cầm tay như Gameboy, DS, PSP và bây giờ là Switch rất phổ biến ở Nhật Bản.

Tóm lại, các công ty phát triển game ở Nhật Bản thường có xu hướng hợp tác với các đối tác lâu đời của họ là Sony và Nintendo hơn là đẩy mạnh phát triển một tựa game trên một nền tảng vốn chư bao giờ là thịnh hành ở đất nước mặt trời mọc. Do một số lý do mà PC hầu như không phổ biến ở thị trường Nhật Bản. Và kết quả là các nhà phát triển game thấy được rằng họ không cần phải bỏ phí công sức của mình vào một nền tảng chơi game mà chưa bao giờ là thế mạnh của họ.