ANIME_ Sword Art Online, dù cho bạn yêu thích nó hay không thì không thể phủ nhận đây là một trong những cái tên anime ấn tượng, gây nhiều tranh cãi nhất thế kỉ 21.
Sword Art Online đã cố gắng giới thiệu VR và khái niệm “Last man standing” với thể loại gaming anime. Mặc dù SAO đã có từ khá lâu, xong sự bùng nổ vào 1, 2 năm trước của thể loại game “Last man standing” phần nào cũng khiến series được chú ý nhiều hơn.
Như đã nói, dưới đây là một số anime tương tự với Sword Art Online dành cho cả người hâm mộ và không phải người hâm mộ của thương hiệu này. Bạn có thể tìm và xem trong khi chờ đợi phần mới của SAO vào tháng 4 tới.
♦ Lưu ý: Đây không phải BXH
1/ The Rising Of The Shield Hero
The Rising Of The Shield Hero là một bộ anime gần đây, từ năm 2019. Ý tưởng được chuyển sinh ở một thế giới mới thể hiện rõ ràng ở bộ này.
Đây là một vài điểm giống nhau của 2 bộ anime:
- Nhân vật chính: Naofumi Iwatani được chuyển sinh ở một thế giới mới.
- Naofumi tìm thấy sự thoải mái khi ở bên một cô gái tên là Raphtalia. Tương tự như cách Kirito và Asuna giúp đỡ lẫn nhau.
- Mặc dù ngay từ đầu Naofumi đã không mạnh mẽ, nhưng anh vẫn bị buộc phải đối phó với những tình huống không công bằng.
- Và quan trọng hơn hết: Naofumi có một dàn harem.
Naofumi là một nhân vật được xây dựng tốt hơn Kirito, nếu bạn là một fan hâm mộ của SAO, ắt hẳn bạn cũng sẽ đánh giá cao The Hero Of The Shield Hero. Hoạt hình, phong cách, chủ đề và nhân vật, tất cả đều thú vị.
2/ Re:Zero – Starting Life In Another World
Re: Zero là một đề cử khác với những ứng viên còn lại trong danh sách này. Nhưng nó vẫn có đôi chỗ giống với Sword Art Online. Đặc biệt là khi nói đến những gì mỗi nhân vật được đưa vào.
Đây là một vài điểm giống nhau của 2 bộ anime:
- Nhân vật chính: Subaru Natsuki được gửi đến một thế giới ban đầu có vẻ như “dễ thương”.
- Nhưng sau 45 phút đầu tiên, mọi thứ bỗng trở nên tồi tệ.
- Cuộc đấu tranh nội bộ mà Subaru phải đối mặt tương tự như những gì Kirito đã trải qua trong phần 1 của SAO.
- Cả hai nhân vật chính đều tương đối yếu kém trong thế giới thực và cố gắng hết sức để vượt qua những thất bại.
Sự khác biệt chính là Re: Zero nặng tâm lý và bạo lực hơn SAO. Nhưng những điểm tương đồng tinh tế đủ để làm cho bạn cảm thấy có chút gì đó SAO.
3/ Log Horizon
Log Horizon là một “game MMORPG cổ điển” trong ngành công nghiệp anime. Nó cũng là một trong những thể loại game được quan tâm nhất trong các thể loại game đã đưa lên anime.
Đây là một vài điểm giống nhau của 2 bộ anime:
- Trong Log Horizon, các nhân vật chính đã không chiến đấu đến chết. Thay vào đó, họ chọn cuộc sống trong chính trò chơi.
- Cả hai nhân vật chính trong mỗi anime đều phát triển một dàn harem của riêng họ, một thứ quá dễ đoán với thể loại anime này.
- Các yếu tố của một game MMORPG như chiến đấu và chiến thuật là tương tự nhau. Người hâm mộ SAO sẽ thích điều này.
- Mặc dù động lực của mỗi nhân vật chính là khác nhau, thế giới họ sống lại mang nhiều điểm tương đồng.
Sự khác biệt chính với Log Horizon là các khía cạnh phiêu lưu. Nó đã đánh bại SAO khi nói đến những cuộc phiêu lưu thú vị.
4/ And you thought there was never a girl online?
Anime này thuộc thể loại Harem/Ecchi với những ảnh hưởng mạnh mẽ của Otaku. Và mặc dù anime này không đen tối hay drama, nhưng nó cũng có một số điểm tương đồng với SAO.
Đây là một vài điểm giống nhau của 2 bộ anime:
- Chủ đề chính của anime này dựa trên các trò chơi điện tử. Với mỗi nhân vật là bản thân thực sự của họ trong trò chơi.
- Những trận chiến sử dụng ma thuật, hành động trong trò chơi và mọi thứ khác diễn ra trong loạt phim này đều tương tự SAO.
- Giống như SAO, số lượng nhân vật nữ chiếm ưu thế. Với một nhân vật chính là nam (thì Harem mà).
Nếu bạn muốn một cái gì đó khác biệt và một chút riêng nhưng vẫn có những điểm tương đồng với SAO, thì đây là bộ anime mà bạn đang tìm kiếm. Nó rất đáng để xem đấy (thì Ecchi mà).
5/ How Not To Summon A Demon Lord
Vẫn lấy ý tưởng về một nhân vật chính bị chuyển đến một thế giới khác bởi “đạo diễn thích”. Mọi thứ đều tương tự những bộ khác trong danh sách này ngoài việc main được triệu hồi trong đúng hình dạng của nhân vật game mà anh yêu thích – Ma Vương.
Đây là một vài điểm giống nhau của 2 bộ anime:
- Harem, lại harem!
- Không khác gì Kirito, Ma Vương là nhân vật cực OP và ở thế giới game đó, hầu như không có gì anh không thể làm được.
- Các cảnh hành động được làm khá thú vị. Mặc dù nhân vật chính đã rất OP ngay từ đầu.
- Một số trận chiến thì… hmm!
Bạn sẽ có một cảm giác tương tự SAO khi xem How Not To Summon A Demon Lord. Nhưng thật ra là biến thái hơn “một chút” khi so sánh. Vì vậy, hãy nhớ đeo tai nghe trước khi xem.
6/ In Another World With My Smartphone
Mochizuki Touya sẽ nhắc bạn về Kirito nhiều hơn bất kỳ phim anime nào khác trong danh sách này. Ngoại trừ cậu ta sành điệu và biết cách ăn mặc hơn so với Kirito.
Đây là một vài điểm giống nhau của 2 bộ anime:
- Mochizuki Touya được chuyển đến một thế giới khác sau khi vô tình bị sét đánh.
- Để thể hiện sự tha thứ, Chúa cho Mochizuki Touya cơ hội sống lại cuộc sống của mình ở một thế giới khác. Với siêu năng lực và một chiếc… smart phone.
- Touya cũng OP nhưng cậu ta có tính cách khác với Kirito. Cậu có thiên hướng trong việc chia sẻ sức mạnh của mình với người khác và giúp đỡ họ. Kirito thì chỉ thích solo, bạn biết đấy!
- Hầu hết các cảnh hành động và chiến đấu là bên cạnh các nhân vật nữ, với một chút hài hước đi kèm.
Nó không phải là anime tương tự nhất so với một số trong danh sách này, nhưng nhân vật chính là đủ để lấp đầy thiếu sót đó.
7/ Kono Subarashii
Kono Subarashii giống như một sắc thái khác của SAO, nhưng với vô số tình tiết hài hước và lố bịch. Nhân vật thậm chí còn lố bịch hơn.
Đây là một vài điểm giống nhau của 2 bộ anime:
- Nhân vật chính có một trái tim như Kirito, nhưng tính cách thì khác nhau.
- Kazuma phá vỡ định kiến sáo rỗng mà bạn có xu hướng tìm thấy trong các bộ anime khác.
- Mặc dù Kazuma không phải là nhân vật chính điển hình bạn mong đợi, nhưng cậu ta cũng có một dàn harem giống như Kirito.
- Và Kono Subarashii là một anime hài hước, nhưng vẫn có những cảnh hành động với ma thuật và nhiều thứ khác mà khi đem ra so sánh với SAO cũng khá ấn tượng.
Sự khác biệt chính dễ thấy là yếu tố hài kịch. Hầu như không có các tập phim u tối, đau thương các kiểu.
8/ That Time I Got Reincarnated as a Slime
Satoru Mikami là nhân vật chính của câu chuyện này. Sau khi chết trong một lần gặp cướp, cậu đã hồi sinh thành một con Slime dẻo quẹo có khả năng hấp thụ bất cứ thứ gì.
Đây là một vài điểm giống nhau của 2 bộ anime:
- Satoru OP không khác gì Kirito. Cách mà cả hai bắt đầu và dần trở nên mạnh mẽ hơn cũng giống nhau.
- Satoru là một nhân vật đáng yêu và một lãnh đạo có tố chất. Cậu phát triển quân đội, đất nước và harem của riêng mình như Kirito.
- Một số khoảnh khắc hành động trong anime thực sự hay.
- Càng về sau càng có mùi dark dark và người hâm mộ SAO sẽ thích điều này.
Điểm khác biệt rõ nhất là Satoru cố gắng xây dựng một quốc gia hòa bình và giúp mọi người phát triển. Trong khi Kirito bị mắc kẹt trong một trò chơi VR và đang cố gắng trốn thoát trở lại cuộc sống của mình.
9/ Fate/Stay Night
Fate là một series fantasy dựa trên cuộc chiến Chén Thánh, một hiện vật quyền năng sẽ ban cho bất kì kẻ nào sở hữu nó điều họ mong muốn. Nhưng để triệu hồi được Chén Thánh cần có 7 Servant và 7 Master của họ tham gia vào trận chiến sống còn “Last man standing”.
Đây là một vài điểm giống nhau của 2 bộ anime:
- Nhân vật chính: Shirou Emiya có thể nhắc bạn về Kirito theo một cách nào đó.
- Mỗi nhân vật chính chiến đấu vì một mục đích khi họ đấu tranh để sinh tồn và làm những gì họ cho là đúng về mặt đạo đức.
- Cũng giống như SAO, Shirou có một đối tác nữ – Saber và họ thường chiến đấu cùng nhau.
- Tùy thuộc vào phiên bản Fate/Stay Night mà bạn xem, Shirou sẽ phải lòng Saber/Rin/Sakura (Harem đấy!)
Sự khác biệt chính nằm ở Saber, cô trưởng thành, mạnh mẽ và kỷ luật hơn Asuna. Trong tất cả phiên bản, không bao giờ có một giây phút mà Saber được thể hiện như một nhân vật nữ yếu đuối.
Có một giống nhau khác nằm ở chỗ Rin có nhiều điểm tương đồng với Asuna (Nếu bạn xem bản 2014). Trong tất cả các phiên bản thì Sakura đều chán như nhau (ý kiến cá nhân).
Nếu bạn hứng thú với tình cảm giữa Kirito và Asuna thì bạn cũng sẽ thích Shirou và Saber/Rin nhưng có lẽ là không với Shirou và Sakura.
10/ BOFURI: I Don’t Want to Get Hurt, so I’ll Max Out My Defense
Là một anime mới được ra mắt đầu năm nay và hiện đang giữ vị trí cao tại nhiều bảng xếp hạng anime TV.
Đây là một vài điểm giống nhau của 2 bộ anime:
- Các nhân vật đều dive vào một thế giới game VR khá tương đồng nhau.
- Bối cảnh, cách chiến đấu, hệ thống kĩ năng, thế giới trong game,… có chung màu sắc, hơi hướng.
- Nhân vật chính đều như đang “hack” game.
- Có vẻ như BORUFI sẽ không có những tập u tối như SAO mà thay vào đó tập trung vào yếu tố vui vẻ, hài hước.
Nhân vật chính: Maple ngáo ngơ về game, không pro sẵn như Kirito nhưng trong game cả hai đều trở nên OP một cách vô lí. Maple mạnh theo cách không giống ai, khác với kỹ năng chiến đấu nghiêm túc của các nhân vật trong SAO. Và cuối cùng, nhân vật chính là loli, nên xem!
Ngoài ra còn một vài các tên khác như: Overlord; Btoom!; .Hack//Sign; Guilty Crown; No Game No Life.
Theo bạn, danh sách trên có hợp lí và đâu là anime bạn yêu thích. Hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới!