10 nhân vật sử dụng công nghệ mô phỏng hình ảnh (CGI) thành công nhất mọi thời đại

Sự đổ bộ của siêu phẩm mùa hè Detective Pikachu – Thám tử Pikachu là một minh chứng sống động cho tầm quan trọng của CGI vào nền công nghiệp điện ảnh hiện nay. Nhân dịp này hãy cùng điểm lại 10 nhân vật được tạo nên bởi CGI thành công nhất mọi thời đại.

10. Shere Khan, The Jungle Book - Cậu bé rừng xanh (2016)

Trong khi chờ đợi live - action của The Lion King - Vua Sư Tử, được remake từ bộ phim hoạt hình cùng tên của nhà Disney ra mắt, thì năm 2016, đạo diễn Jon Favreau đã làm nên một hiệu ứng đáng kinh ngạc của rừng xanh khác là Shere Khan trong bộ phim The Jungle Book.

Các fan hâm mộ của bộ phim hoạt hình năm 1967 đều biết rằng con hổ hung ác với móng vuốt và răng nanh Shere Khan luôn nhắm để tiêu diệt người đàn ông Mowgli, nhưng phiên bản được lồng tiếng bởi Elba còn đáng sợ hơn nhiều.

Đây là một trong những trường hợp hiếm hoi hình ảnh trong phiên bản hoạt hình kém cạnh hơn phim, trong đó, phiên bản vẽ tay của Shere Khan hơi giống một kẻ ngốc, gồng mình đội lốp nhân vật dữ tợn, thì phiên bản remake thực sự khiến người xem cảm thấy như hắn muốn xé toạc tay chân của Mowgli. Tất cả những điều này đều được tạo nên bởi CGI.

9. Tộc người ngoài hành tinh Na’vi, Avatar (2009)

Cái tên Avatar chưa bao giờ giảm đi sức hút, bởi kỉ lục doanh thu cao nhất mọi thời đại được bộ phim thiết lập suốt một thập kỉ. Nó đã truyền cảm hứng cho một vùng đất động vật nổi tiếng tại Disney. Nhưng có một lí do khiến Avatar trở thành 'con gà đẻ trứng vàng' trong khoản thời gian năm 2009 - đầu năm 2010, giống như nhiều bộ phim khác của James Cameron, những hiệu ứng hình ảnh đáng kinh ngạc. Đó là tộc người ngoài hành tinh tên Na’Vi.

Những nhân vật nhiều màu sắc là những điều bí ẩn mà con người luôn muốn khám phá. Nhưng càng tìm hiểu về tộc người này chúng ta càng yêu mến họ hơn, cũng giống như Jake Sully, anh đã muốn ở lại cùng với họ mãi mãi. Mặc dù câu chuyện không có quá nhiều điểm đột phá nhưng chính quá trình làm phim kéo dài hàng thập kỉ của các đạo diễn đã mang đến một tộc Na’Vi chỉnh chu, sống động và đầy sức thuyết phục đến thế.

8. Thám tử Pikachu, Detective Pikachu - Thám tử Pikachu (2019)

Đối với đứa con đầu lòng của vương quốc Pokémon, Detective Pikachu là một tổ hợp hài hước và khá thú vị cho mọi gia đình. Nhưng khía cạnh khiến bộ phim vượt trội, chính là khâu thiết kế sản xuất và hiệu ứng đồ họa. Mặc dù không phải tất cả Pokémon đều được mang đến thế giới thực một cách đầy ấn tượng, nhưng anh chàng thám tử cùng tên trông khá đáng chú ý trên màn ảnh rộng, dưới định dạng 3 chiều.

Được lồng tiếng bởi Ryan Reynolds, Pikachu xuất hiện lém lỉnh nhưng vô cùng đáng yêu, đây có thể là thám tử đáng yêu nhất mà bạn từng gặp. Thành thật mà nói, Pikachu vượt trội hơn hẳn so với các đồng nghiệp Pokémon trong phim, Psyduck luôn căng thẳng suốt một nửa đầu phim cũng rất chân thật. Nhưng cách Pikachu chạy nhảy, di chuyển, nói chuyện và chiến đấu lại được thể hiện một cách ấn tượng.

7. Hank Pym lúc trẻ, Ant Man - Người Kiến (2015)

Một trong những đặc điểm hình ảnh nổi bật trong các bộ phim sau này của MCU chính là sự lão hóa. Mặc dù franchise này có cốt truyện và bối cảnh trải dài từ quá khứ đến hiện tại, nhưng MCU lại hạn chế việc sử dụng các diễn viên trẻ hơn để vào vai các nhân vật của Robert Downey Jr., Mark Ruffalohay những nhân vật khác. Thay vào đó như được thể hiện trong các cảnh mở đầu của Ant Man năm 2015, họ chỉ đơn giản là trẻ hóa nhân vật nhờ vào công nghệ xử lí hình ảnh.

Hiệu ứng ấy được thể hiện rõ nét khi chứng kiến một Micheal Douglas trẻ tuổi và hấp dẫn trong thời đại nhan sắc phồn vinh của nhà khoa học Hank Pym, khiến khán giả shock, vì chúng quá mượt. Lí do khiến công nghệ thay đổi tuổi tác của CG lại đáng chú ý chính là vì hầu hết khán giả đều biết Micheal Douglas lúc trẻ trông như thế nào. Tuy nhiên, nhóm hiệu ứng hình ảnh đã chinh phục thử thách này. Hiệu ứng này không hoạt động hoàn hảo trong mọi bộ phim MCU, nhưng trong trường hợp này, họ đã thành công.

6. King Kong, King Kong (2006)

Khi Peter Jackson và Andy Serkis hợp tác, nó thường đãn đến những hiệu ứng đặc biệt đáng kinh ngạc. Sau khi The Lord of the Rings đóng máy vào năm 2003, Jackson đã dẫn đầu cho sản phẩm remake của một trong những bộ phim mang tính biểu tượng của mọi thời đại, King Kong. Phiên bản 3 giờ đồng hồ năm 2005 đã vượt xa bản gốc năm 1933, đặc biệt là nằm ở sự khổng lồ của con khỉ đột được đưa vào đời sống. Serkis đã thực hiện phần chuyển động cho con vượn khổng lồ, có quan hệ tình cảm với một Ann Darrow quyến rũ là giá trị cốt lõi của bộ phim, nhưng điều đó cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu CGI không phát huy giá trị. Công nghệ ghi nhận chuyển động hình ảnh đã được tận dụng triệt để để thể hiện một King Kong đáng sợ nhưng cũng rất nhạy cảm trong cùng một cảnh.

5. T-1000, Terminator 2: Judgment Day - Kẻ hủy diệt 2: Ngày phán xử (1991)

James Cameron đã gắn liền với thương hiệu tạo nên những đột phá về hình ảnh từ trước cả Avatar. Quá khứ của siêu phẩm Titanic năm 1997 đã được ông thể hiện lại một cách hoành tráng, nhưng ví dụ điển hình nhất về khả năng của Cameron với CGI là phần phim năm 1991 Terminator 2: Judgment Day. Trong phiên bản gốc năm 1984, một robot được gửi về từ tương lai để lấy mạng sống của của người sau này trở thành vị cứu tinh của nhân loại trong cuộc chiến khải huyền chống lại những công nghệ có ý thức. Tuy nhiên, tại đây, một kẻ hủy diệt (Arnold Achwrzenegger) được gửi đến để bảo vệ John Connor lúc trẻ khỏi kẻ hủy diệt giết người khác, T-1000 (Robert Patrick). T-1000 thể hiện khả năng tự chữa lành vết thương đáng kinh ngạc, được chế tạo từ kim loại dạng lỏng. Hiệu ứng của  việc chứng kiến T-1000 bị bắn vào mặt và bỗng chốc được tái tạo lại sau đó để trở lại với trận chiến gây cảm hứng và để lại nỗi ám ảnh mãi đến gần 30 năm sau.

4. Caesar, The Planet of the Apes Series - Series Hành tinh của loài khỉ

Andy Serkis đã làm việc với hàng loạt nhà làm phim tên tuổi từ Peter Jackson đến Steven Spielberg trong việc thổi hồn vào các nhân vật hoạt hình tốt hơn bất kì ai khác. Đó là một lí do khiến siêu vượn Caesar trở nên rất đáng chú ý trong loạt phim The Palnet of the Apes được khỏi động gần đây. Từ phần đầu của loạt phim mới, do Rupert Wyatt, và sau đó là những bộ phim tiếp theo của Matt Reeves, cách thức loài vượn được thiết kế là một sự thay đổi và cải tiến lớn so với các phần trước. Serkis là một trong nhiều diễn viên trong loạt phim trải qua quá trình xử lí motion - capture, nhưng anh ấy là một cái tên hoàn toàn khác biệt. Thể hiện của anh, kết hợp với hiệu ứng hình ảnh, khiến Ceasar thậm chí còn giống con người hơn thực tế.

3. Davy Jones, Pirates of the Caribbean: Dead Man’s Chest - Cướp biển vùng Caribbe: Chiếc rương tử thần (2006)

Đã gần 15 năm kể từ phần đầu tiên của loạt phim Pirates of the Caribbean: The Curse of the Black Pearl thành công vang dội. Cuộc phiêu lưu của các cướp biển vào năm 2003 đã được tổ chức tốt, nhưng phần tiếp theo vào năm 2006 càng đáng chú ý hơn. Một trong những nhân vật phản diện trong Dead Man’s Chest là cướp biển huyền thoại Davy Jones, do Bill Nighy thủ vai. Vì bị nguyền rủa, Jones chủ yếu được hình dung như một sinh vật lai giữa người và biển, với bộ râu đầy xúc tua bạch tuột. Đó là một nhân vật được thiết kế nổi bật, kì lạ và đáng nhớ. CGI đã được tận dụng quá tốt cho nhân vật này để thể hiện tất cả những điều kì quặc trên khuôn mặt của Nighy. Mặc dù Nighy chưa từng thể hiện nhân vật nào dưới dạng motion - capture trước đó, nhưng điều này chứng tỏ anh cũng không thua kém gì Andy Serkise.

2. Khủng long T-rex, Jurassic Park - Công viên khủng long (1993)

Bộ phim chuyển thể từ Jurassic Park năm 1993 của đạo diễn Steven Spielberg là một trong những tác phẩm hay nhất của ông, một ví dụ hoàn hảo cho thấy sự lão luyện của vị đạo diễn trong việc sản xuất những ý tưởng mang tính chất khủng bố và hồi hộp. Tuy nhiên không giống như những con cá mập ẩn hiện trong Jaws - Hàm cá mập, những chú khủng long trong Jurassic Park xuất hiện thường xuyên và trực diện hơn nhiều. Nó là một sự lựa chọn táo bạo vì phải đảm bảo được sự cân bằng giữa thực tế và hiệu ứng CG khi đưa các loài khủng long, đặc biệt là T-Rex và đời thực. Nếu khủng long của thời Jurassic Park có phần hài hước và lỗi thời thì hơn 25 năm sau, T-Rex là biểu tượng của mọi nối khiếp sợ, sự cân bằng của đời thực và hiệu ứng CG đã phát huy tác dụng.

1. Gollum, Series The Lord of the Rings - Chúa tể của những chiếc nhẫn

Nếu muốn sử dụng những lợi thế của mình để có những bước đi an toàn, hoặc chỉ đơn giản là muốn nhân vật được thể hiện qua motion - capture không trở nên kì quặc, thì hãy làm việc với Andy Serkis. Sự kết hợp giữa Andy Serkis và Peter Jackson trong Lord of the Rings trong những năm đầu 2000s đã tạo nên bước đột phá, khi anh giúp thể hiện một Hobbit Gollum phức tạp và đa diện. Gollum là một nhân vật tham lam và trần trụi, bị sự thờ ở của One Ring làm cho biến dạng về mặt thể chất, trở nên ích kỷ và độc ác. Công nghệ tạo nên một Gollum như ngày hôm nay chính là lối diễn xuất dày dạn và đa dạng của Serkis. Đây là trường hợp đầu tiên cho thấy motion - capture thể hiện nhân vật tốt hơn so với thực tế. Nó có thể là thành tích tốt nhất trong sự nghiệp của Jackson và Serkis.