Hành vi này hoàn toàn không được khuyến khích, thậm chí bị coi là vô đạo đức và bệnh hoạn. Tuy nhiên dường như ở rất nhiều nước, ăn thịt người không phải hành vi vi phạm pháp luật.
Nếu ai đó giết người và ăn họ sẽ bị coi là phạm tội, tuy nhiên ăn một ai đó đã chết, hay còn sống (mà không bị giết) lại không gặp vấn đề gì. Đôi khi chuyện này xảy ra bởi ai đó gặp nạn và không còn cách nào khác ngoài ăn thịt người, chẳng hạn trường hợp của Jose Alvarenga, mắc kẹt ngoài biển và đã ăn bạn mình để sống sót.
Một trường hợp khác, tuy không phải là gặp nạn, nhưng một người dùng Reddit đã kể lại trải nghiệm đãi bạn bè ăn... cái chân bị cưa của mình vì tai nạn trong một bữa tối thịnh soạn.
2. Phép phù thủy
Ở thời trung cổ cho tới khoảng nửa đầu thế kỷ 20, thực hành phép phù thủy, tôn thờ thần ngoại đạo bị gán với các tội trạng rất nặng. Hàng trăm ngàn người phụ nữ từ khắp các nơi trên thế giới đã chết một cách đau đớn vì các cáo buộc này.
Tuy nhiên ở thời hiện đại, với lối sống vật chất và duy tâm chiếm đa số, thực hành phép phù thủy không còn là hành động phạm pháp. Ở khắp các nước trên thế giới, các họat động bói toán, xem bài tarot, thực hành phép phù thủy, bùa ngải, v..v... đều được hợp pháp, trừ khi là lừa đảo và gây hậu quả nghiêm trọng cho người khác.
3. "Sinh ra lần thứ hai"
Đây là một phương pháp trị liệu tâm lý từng được nhà tâm lý học Leonard Orr sử dụng trong những năm 1970. Giống như cái tên, phương pháp này mô phỏng lại việc sinh con ở phụ nữ, giúp cho bệnh nhân "khởi động lại" tâm trí.
Phương pháp này giành được sự chú ý tầm quốc tế khi vào năm 2000, một bé gái 10 tuổi đã bị giết chết trong lúc thực hiện "sinh ra lần thứ hai". Bác sĩ tâm lý đã quấn cô bé trong chăn và gối để mô phỏng lại bụng mẹ, đẩy cô bé ra ngoài giống hộ sinh. Cô bé vì thế đã chết vì ngạt thở.
Từ sau tai nạn này, bang Colorado, Mỹ, đã cấm sử dụng các biện pháp trị liệu cực đoan. Tuy nhiên ở nhiều bang và nước khác nó vẫn hợp pháp.
4. Giả chết
Giả chết ở động vật là điều thường gặp, nhưng ở con người thì thật kỳ lạ. Nó có thể phá hủy cuộc sống của những người quan tâm tới bạn. Nhưng dẫu để lại nhiều hậu quả, giả chết vẫn là hành động hợp pháp.
Nếu có bất cứ ai bị buộc tội bởi giả chết, thực ra trên pháp lý sẽ là vì hành vi lừa đảo, trốn thuế, v..v.... Năm 2012, một người đàn ông ở New York bị bắt vì giả chết để có số tiền bảo hiểm 400,000 USD. Tuy nhiên nếu ai đó giả chết mà không liên quan tới các tội như lừa đảo, trốn thuế, chẳng có luật pháp nào bắt được họ cả.
Giống như sử dụng ma thuật, phép phù thủy, thờ quỷ, hiến tế ở thời đại này không phải việc nghiêm trọng nếu như nó không đe dọa tới tính mạng ai – nhất là hiến tế động vật. Bởi giết mổ động vật không phải họat động phạm pháp, nên những giáo phái thờ quỷ hay các nghi lễ cần tới hiến tế động vật vẫn tồn tại.