1. Những cái tên của Thanos và ý nghĩa của chúng
Nhiều người nghĩ “ Thanos “ là cách nói lái của Thanatos a.k.a Cái Chết trong Tiếng Hy Lạp, dựa theo mối quan hệ của hắn ta với Death. Nhưng tác giả Jim Starlin đã “ tính cả rồi “, tuy Thanatos là cái chết nhưng cái tên Thanos lại có nghĩa là sự bất tử. Trớ trêu đúng như số phận của hắn ta, cả đời phụng sự Thần Chết mà lại không được báo đáp nào từ nàng.
Tên thật của Thanos: Dione thì lại mang một ý nghĩa khác. Trong truyện tranh thì Hành Tinh Titan là 1 trong những vệ tinh của Sao Thổ giống như Dione (Moon) trong Hệ Mặt Trời. Kích cỡ giữa Titan và Dione cũng chênh lệch như Trái Đất và Mặt Trăng vậy, từ nhiều góc độ thì Dione chính là một vệ tinh nhỏ của Titan, mục đích của cái tên này là Thanos sẽ phụng sự Titan như cách Dione xoay quanh hành tinh đó vậy…. Cuối cùng thì hắn thả bom hạt nhân nổ banh xác hành tinh của chính dân tộc mình, hủy diệt gần hết giống loài Eternal.
2. Thanos là một người song phẳng
Thanos quyết định tham gia cuộc thi của Grandmaster một cách sòng phẳng
Gian xảo và quỷ quyết đến mức Chúa lừa đảo như Mephisto còn phải sợ, ấy vậy Thanos khá sòng phẳng khi bàn đến những cuộc thương lượng. Điển hình như khi lão có 5 Viên Ngọc Vô Cực với sức mạnh Cận Toàn Năng, Thanos vẫn quyết định tham gia cuộc thi của Grandmaster cho dù lão có thể cướp luôn viên còn lại mà không mất sức. Và cuối cùng, Thanos chiến thắng một cách xuất sắc trước trò chơi Bịp Bợm của Grandmaster và lấy viên ngọc
3. Thanos không găng cực kì mạnh và có thể dễ dàng sánh ngang với Thực Thể như Odin
Trong bộ truyện Infinity Watch, sau khi cầm chân Thor Warrior Madness kết hợp với Power Gem (Warrior Madness là trạng thái khiến Thor mất kiểm soát nhưng mạnh hơn vô số lần, đến Silver Surfer lẫn Drax trong truyện cũng đều thua); Thanos và những người bạn đến Asgard nhờ Odin chữa bệnh cho Thor.
Tuy nhiên Odin lại tưởng Thanos đến xâm lược, thế là bài binh bố trận đánh nhau toàn lực với Thanos (Cho dù lão Nos không muốn đánh). Trận đấu cân kèo và hai lão già này chưa kịp cứu ai thì đã suýt biến Asgard thành tro tàn. Sức mạnh của Thanos lớn đến mức Ngọc Vô Cực cũng không thể làm gì lão, từ Soul Gem của Adam Warlock cho đến Power Gem của Thor và Champion đều không có tác dụng với Titan điên loạn.
4. Thanos đã từng tạo ra một con Galactus
Trong một lần tự suy nghĩ về những “chiến công lẫy lừng “ của bản thân, Thanos tạo ra một nhân bản vô tính của chính bản thân để lừa Thor và Avengers rằng hắn đã chết. Sau đó hắn lấy ADN của Giáo Sư X, Doctor Strange, dữ liệu giáp Iron Man, Gladiator và……. Galactus để tạo ra các tay sai với sức mạnh gần như vô hạn và mạnh hơn cả bản gốc.
Con Galactus-fake này tên là Omega và mạnh gấp đôi bản chính, mạnh đến mức Adam Warlock, Doctor Strange, Captain Marvel, Moondragon, Gamora, Pip the Troll, Spider-Man và chính Thanos phải can thiệp vào thì mới ngăn được sự sụp đổ của vô hạn Đa Vũ Trụ (Do con Omega này định giết Atleza a.k.a người canh giữ các Đa Vũ Trụ không bị rơi vào vực thẳm Oblivion, mời các bạn đọc bộ truyện Infinity Abyss để rõ thêm)
5. Tất cả mọi thứ trong tương lai đều trong tầm kiểm soát của Thanos với Infinity Gauntlet, kể cả việc lão bị giật Găng
Trong Infinity Gauntlet, Thanos khi dung hợp với Vạn Vật đã quên mất Thân Thể Phàm Trần và bị Nebula giật Găng
Infinity Gauntlet (1991) là Arc truyện nổi tiếng nhất nhì về Thanos do Jim Starlin vẽ và cầm bút. Ở cuối truyện, Thanos khi dung hợp với Vạn Vật đã quên mất Thân Thể Phàm Trần và bị Nebula giật Găng và tái tạo mọi thứ mà hắn hủy diệt. Kết truyện là Thanos ở ẩn về làm nông, tránh xa cuộc sống đầy thị phi của thực thể vũ trụ. Tuy nhiên, đấy chỉ là cái cớ của hắn thôi; tất cả những sự việc này lão đều đã nhìn thấy trước vừa thưa sức điều chỉnh; nhưng do bản thân Thanos thấy mình không xứng đáng với Găng nên Vũ Trụ đã được cứu khỏi một trong những vũ khí mạnh nhất Marvel.