7 series anime cực xuất sắc nhưng chẳng ai xem và nhận thua lỗ

(KenhTinGame) - Ở thời đại thương mại ngày nay, mọi thứ đều được đánh đổi bằng tiền bạc, và ngay đến anime cũng vậy. Cho dù được đánh giá cao, nhưng các series này đã không thể mang đến doanh thu mong đợi cho nhà sản xuất.

Thi thoảng, một anime nào đó sẽ để lại một dấu ấn lớn trong tâm trí của giới phê bình và cả một bộ phận khán giả nào đó. Cái tên cua series đó sẽ xuất hiện trên top của nhiều danh sách xếp hạng, đạt giải thưởng và đón nhận cả tá lời khen thưởng vì sự độc đáo, mới lạ của nó. Mặc dù có thành công chuyên môn lớn, nhưng sẽ chỉ có một số ít khán giả phổ thông buồn để tâm theo dõi và bỏ chút tiền mua đĩa ủng hộ series.

Nguyên nhân có lẽ là bởi anime đó mất người xem vào tay những show phổ biến hơn, nội dung của nó quá gây tranh cãi ở thời điểm ra mắt, hoặc thiếu đầu tư quảng cáo đúng mực. Cho dù thế nào đi nữa, dưới đây là danh sách 7 series anime hết sức xuất sắc nhưng chịu thua lỗ và có lẽ bạn chưa giờ xem.

From the New World


Doanh số bán trung bình: 606 mỗi volume

“From the New World” được tôn vinh là một tuyệt tác thời hiện đại đối với một series chú trọng vào lời thoại và dẫn dắt nhân vật. Bối cảnh tương lai của nó có đầy sự bí ẩn và những bình luận về xã hội chân thực nhưng lại không thể kiếm một lượng khán giả của riêng mình. Một số phàn nàn về phong cách nghệ thuật kết hợp vẽ 2D với cel-shading của A-1 Pictures, một số lại kêu gào về chủ đề đồng tính rõ rệt của nó.

Nichijou


Doanh số bán trung bình: 3,024 mỗi volume

“Nichijou” là series tiếp theo của Kyoto Animation sau thời “K-On!”, vậy nên sự mong đợi của fan hâm mộ là rất cao. Anime cuộc sống thường nhật này có chủ đích làm nổi bật cả những khoảnh khắc nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống mà con người nên xem trọng, và giới chuyên môn đã hoan nghênh thông điệp đẹp đẽ ấm áp đó. Tuy nhiên, fan hâm mộ đã quay lưng và khiến “Nichijou” trở thành series thất bại tài chính đầu tiên của Kyoto Animation.

Fractale


Doanh số bán trung bình: 705 mỗi volume

Số phận của “Fractale” dường như đã được “định mệnh an bài” ngay lúc đạo diễn Yamamoto Yutaka tuyên bố rằng sản phẩm của ông sẽ giết chết thể loại phụ moe và mở ra một kỷ nguyên anime mới. Series này nhận được nhiều đánh giá tốt về câu chuyện phiêu lưu và các nhân vật anh hùng-ác nhân không theo khuôn mẫu của nó. Tuy nhiên, vì lên sóng cùng khung giờ với “Madoka Magica”, nó đã trở thành show ít được theo dõi nhất tại một số khu vực đông dân.

Bokurano


Doanh số bán trung bình: 598 mỗi volume

Kể từ khi ra mắt, “Bokurano” đã nhanh chóng nhận được nhiều lời khen và được coi là một phiên bản u sầu hơn của “Neon Genesis Evangelion” và có một câu chuyện  đầy tính đạo đức về chiến tranh. Có lẽ chính vì thế mà khiến series này trở nên hết sức khó nuốt và không thể có được doanh số như nhà sản xuất mong muốn cho dù nó thực sự hấp dẫn và khiến người xem phải ngẫm nghĩ.

Monster


Doanh số bán trung bình: không có con số rõ ràng

Chuyển thể từ một manga xuất sắc, anime “Monster” thậm chí còn được xưng tụng là một trong những series hay nhất thập kỷ. Câu chuyện của nó hết sức bí ẩn, căng thẳng và rất người lớn xoay quanh cuộc sống của một bác sĩ phẫu thuật bị phá hoại bởi một bệnh nhân cũ. Tuy xuất sắc là thế, nhưng trong quãng thời gian lên sóng của mình, nó đã phải đối mặt với hàng loạt đối thủ lớn như “Mobile Suit Gundam SEED Destiny”, “School Rumble”, và “Ghost in the Shell: Stand Alone Complex 2nd Gig”.

Texhnolyze


Doanh số bán trung bình: 1,071 mỗi volume

“Texhnolyze” là một trong số các dự án thường bị người ta bỏ qua của Madhouse. Câu chuyện của nó dẫn dắt người xem dõi theo hành trình của một cựu võ sĩ bị mất một tay và một chân để thõa mãn chủ nợ và một cô gái có thể nhìn thấy tương lai. Họ bị mắc kẹt trong một cuộc chiến giữa ba băng đảng đang cố gắng chiến lấy Thành Phố. Nội dung tăm tối và bi thương của nó có lẽ quá nặng nề với fan anime lúc bấy giờ.

Serial Experiments Lain


Doanh số bán trung bình: 2,397 mỗi volume

“Serial Experimentes Lain” có một lượng fan quốc tế “ngầm” khá tốt, nhưng nó là một sản phẩm thua lỗ ở Nhật Bản. Câu chuyện về một cô gái trẻ bị lôi kéo vào một thế giới mưu mô theo dạng công nghệ đã được tạo ra để làm một phần của “cuộc chiến văn hóa chống lại văn hóa Mỹ và cảm quan giá trị Mỹ mà chúng tôi đã thích ứng sau Thế Chiến II’, theo lời của nhà sản xuất Ueda Yasuki.