"Thủy hử" được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Thi Nại Am, là một trong tứ đại danh tác nổi tiếng của văn học Trung Quốc. Phim kể về cuộc sống của 108 vị anh hùng thảo dã hình thành quân khởi nghĩa Lương Sơn Bạc, cướp của người giàu chia cho người nghèo.
Mỗi một nhân vật lại có tính cách, hình tượng, cá tính riêng với nhiều biệt danh ấn tượng như: "Hắc Toàn Phong" Lý Quỳ, "Tiểu Lý Nghiễm" Hoa Vinh, "Hoa Hòa thượng" Lỗ Trí Thâm,...
Ngoài các anh hùng đầu đội trời chân đạp đất như Võ Tòng, Lâm Xung, Lỗ Trí Thâm.... "Thủy hử" còn có nhiều nữ tướng xuất sắc không kém bậc nam nhi. Mới đây, trang Sohu đã đưa ra bảng xếp hạng khả năng võ nghệ của 6 nữ tướng trong "Thủy hử".
Ngoài các bậc nam nhi, "Thủy hử" còn có nhiều nữ tướng có võ nghệ cao cường.
Xếp chót bảng ở vị trí thứ sáu là Đoàn Tam Nương. So với bốn nữ tướng trong "Thủy hử", cái tên Đoàn Tam Nương ít được ai biết tới. Trong tiểu thuyết, Đoàn Tam Nương là con gái của Đoàn Thái Công, là vợ của Vương Khánh. Nhân vật này được miêu tả là người có "đôi mắt mỏ to, trông rất dữ tợn", thân hình mập mạp. Đoàn Tam Nương lấy chồng năm 15 tuổi.
Một năm sau khi chồng chết, Đoàn Tam Nương dứt áo ra đi. Khi gặp Vương Khánh, cô nhất kiến chung tình với anh và lãnh đạo người thân ở Đoàn Gia trang ủng hộ cuộc nổi dậy của Vương Khánh. Vương Khánh tự xưng là Vi Sở vương và lập Đoàn Tam Nương làm Vi Vương hậu. Đoàn Tam Nương được đánh giá là người có võ nghệ cao cường, đặc biệt lực ở cánh tay cô có sức mạnh đáng kinh ngạc. Khi quân Lương Sơn Bạc tấn công, đội quân của Vương Khánh đại bại, Đoàn Tam Nương cũng bị giết chết.
Nhân vật Bàng Thu Hà giỏi võ nghệ lẫn đấu vật.
Vị trí thứ 5 là Bàng Thu Hà. Bàng Thu Hà là em gái của Cửu Thiên Phi Long Bàng Vạn Xuân, giỏi võ nghệ lẫn đấu vật, là nữ tướng dưới tay Phương Lạp. Bàng Thu Hà từng kết giao bạn bè với Yến Thanh và Lý Quỳ. Khi quân Lương Sơn phá huyện Thanh Khê, Bàng Thu Hà cùng anh trai liều mạng tử chiến, kết cục bị loạn đao chém chết.
Vị trí thứ tư là Cố Đại Tẩu. Cố Đại Tẩu là nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết "Thủy hử". Cô được xếp thứ 101 trong 108 vị thủ lĩnh Lương Sơn Bạc. Cố Đại Tẩu có có nghệ cao cường, có thể đấu cùng 20 đến 30 người một lúc mà không ai có thể lại được gần mình, từng theo quân Lương Sơn nam chinh bắc chiến lập nhiều chiến công ở các trận chiến tại Liêu quốc, Điền hổ, Vương Khánh, Phương Lạp...
Cố Đại Tẩu là nữ tướng được xếp ở vị trí 101 trong 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc.
So với các vị thủ lĩnh anh hùng Lương Sơn khác, Cố Đại Tẩu là người may mắn khi sống sót sau trận chiến dịch bình Phương Lạp và được triều đình phong tước Đông Nguyên Huyền Quân, cùng chồng là Tôn Lập quay về Đông Châu và sống suốt quãng đời còn lại tại đây.
Tôn Nhị Nương trong "Thủy hử" 1998.
Vị trí thứ 3 thuộc về Tôn Nhị Nương. Tôn Nhị Nương là con gái thứ hai nhà họ Tôn, có biệt hiệu là Mẫu dạ xoa. Ở Lương Sơn, Tôn Nhị Nương được xếp thứ 103 trong 108 vị tướng lĩnh. Tôn Nhị Nương là người dũng cảm, sắc sảo, tinh thông võ thuật.
Tôn Nhị Nương chồng chồng là Trương Thanh, mở quán rượu ở đồi Thập Tự. Sau khi gặp Võ Tòng, hai vợ chồng Tôn Nhị Nương cùng kết nghĩa huynh đệ và lên Lương Sơn tụ nghĩa. Trong truyện, Tôn Nhị Nương bị tướng đối phương là Đỗ Vi giết chết ở chiến dịch Phương Lạp.
Hỗ Tam Nương được xếp ở vị trí thứ 59 trong 108 vị anh hùng Lương Sơn.
Xếp thứ 2 là Hỗ Tam Nương. Hỗ Tam Nương là nữ tướng nổi tiếng với biệt hiệu Nhất Trượng Thanh. Cô được xếp ở vị trí thứ 59 trong 108 vị anh hùng Lương Sơn. Hỗ Tam Nương không chỉ có nhan sắc xinh đẹp mà còn có võ nghệ cao cường, xuất chúng. Món pháp bảo của Hỗ Tam Nương là cặp song đao Nhật - Nguyệt. Nhiều người từng đại bại dưới bảo đao của cô. Ngoài tài năng hơn người, Hỗ Tam Nương còn gây chú ý với mối tình đẹp như mơ với Vương Anh - anh hùng của Lương Sơn.
Khi Tống Giang đem quân đánh Chúc Gia trang, Hỗ Gia trang nhờ Hỗ Tam Nương vốn có hôn ước với Chúc Bưu của Chúc Gia trang đi cứu. Trước tình thế này, cô đành bắt sống Vương Anh của Lương Sơn. Tuy nhiên, khi đem quân truy kích Tống Giang, Hỗ Tam Nương bị Lâm Xung bắt sống. Sau này, Tống Giang gả Hỗ Tam Nương cho Vương Anh. Cô chấp thuận và quy hàng Lương Sơn. Vợ chồng Hỗ Tam Nương - Vương Anh tử trận trong chiến dịch Phương Lạp.
Nữ tướng xinh đẹp nhất, kiều diễm nhất và giỏi võ nhất là Cừu Quỳnh Anh.
Nữ tướng có võ công cao cường nhất được xếp số 1 trong Thủy hử là Cừu Quỳnh Anh. Cừu Quỳnh Anh là vợ của dũng tướng Trương Thanh. Vì gia nhập Lương Sơn muộn, Cừu Quỳnh Anh không được xếp vào danh sách 108 vị anh hùng Lương Sơn bởi khi đó vị trí của 108 vị tướng đã sắp xếp xong. Nếu đưa tên Cừu Quỳnh Anh vào sẽ làm đảo lộn trật tự vốn có từ đầu.
Cừu Quỳnh Anh được miêu tả là người có dung mạo diễm lệ, dáng người mảnh mai, khuôn mặt đẹp tựa hoa đào nở vào tháng ba, lông mày như đôi lá liễu mùa xuân. Không chỉ có nhan sắc kinh diễm, thê tử của Trương Thanh còn có võ nghệ cao cường, vượt xa ba nữ tướng nổi tiếng khác là Hỗ Tam Nương, Tôn Nhị Nương và Cố Đại tẩu.
Một mình Cừu Quỳnh Anh có thể đánh bại nhiều anh hùng nổi tiếng của Lương Sơn.
Một mình Cừu Quỳnh Anh từng đánh bại nhiều anh hùng nổi tiếng của Lương Sơn như vợ chồng Vương Anh - Hỗ Tam Nương, Cố Đại Tẩu, Tôn Tân, Lý Quỳ, Giải Trân, Lâm Xung, Trương Thanh... Giao chiến chín trận với 8 vị đại tướng Lương Sơn song không lần nào cô bị chịu thiệt. Thậm chí, người có võ nghệ cao như Lâm Xung cũng chịu lép vế trước cô.
Sau trận chiến thứ 9 với Trương Thanh, cả hai phải lòng nhau và nên duyên vợ chồng. Sau khi thành hôn, Cừu Quỳnh Anh một lòng một dạ theo chồng, nam chinh bắc chiến, lập nhiều chiến công.
Sau khi lấy Trương Thanh, Cừu Quỳnh Anh một lòng phò tá chồng.
Trước trận chiến Phương Lạp, Cừu Quỳnh Anh phải ở lại Đông Kinh dưỡng bệnh khi đang mang thai. Về sau cô hạ sinh cho Trương Thanh một cậu con trai tên Trương Tiết.