Attack on Titan: Bộ manga chiến tranh đẫm máu nhưng lại không hề phân ranh giới thiện - ác

Khác với rất nhiều những bộ truyện Manga thông thường khác, thì các nhân vật trong Attack On Titan không hề dạy đời, giảng đạo, tìm cách biện minh, đổ lỗi hay tự xưng mình là chính nghĩa.

Không chỉ vậy, họ còn ít đạo đức giả và có khả năng tự nhận thức về bản thân cao, khiến cho độc giả có thể vừa cảm thông và thấu hiểu, và tự lựa chọn chính nghĩa của riêng mình tùy vào cảm nhận của chính bạn. Một vài ví dụ có thể kể ra như:

1. Trong chap 58/59, việc Jean không thể bóp cò xuống tay với người quân cảnh trung ương của phe đối địch khiến Jean suýt nữa mất mạng (may mà người quân cảnh trung ương đó cũng do dự không nỡ lấy mạng Jean trong 1 khoảng khắc khiến Armin có đủ thời gian can thiệp).

Attack on Titan: Bộ manga chiến tranh đẫm máu nhưng lại không hề phân ranh giới thiện - ác - Ảnh 1.

Dĩ nhiên sau đó Levi chỉ rõ ra với Jean rằng sự chần chừ không thể bóp cò của Jean suýt nữa gây nguy hiểm cho cả nhóm như thế nào. Nhưng thay vì tự xưng phe ta là chính nghĩa còn phe nó là xấu xa đáng chết, Levi phát biểu câu này:"Tôi sẽ không khẳng định đâu là đúng đâu là sai, vì chính bản thân tôi cũng không thể phân biệt rõ... Jean, liệu sự trân trọng sinh mạng con người của cậu kể cả đối với phe địch có thực sự là sai lầm?".

Attack on Titan: Bộ manga chiến tranh đẫm máu nhưng lại không hề phân ranh giới thiện - ác - Ảnh 2.

Giống như câu nói của Levi, truyện Attack on Titan không đưa ra phán xét về mặt đạo đức, không chọn phe cũng không bảo bạn phải nghĩ theo hướng nào mới là đúng, và đây cũng là lí do người viết chọn hình Levi để minh họa cho cả bài viết này.

2. Ở chap 96, Annie (12 tuổi) nổi nóng tấn công Reiner, vì Reiner đã làm hỏng việc (để Marcel chết và kẻ ăn Marcel thoát) trước cả khi nhiệm vụ thực sự bắt đầu mà vẫn muốn ép cả nhóm phải mạo hiểm tiếp tục thay vì quay về. Hơn ai hết, Annie nhận thức được tình cảnh tuyệt vọng mà cô bé đang bị đẩy vào, và do vậy, trong lúc đánh Reiner, Annie nguyền rủa cả thế giới, ngay cả chính bản thân mình cũng không tha:"Cả Marley lẫn Eldia đều là lũ ích kỉ khốn nạn đáng bị vứt cho chó gặm... và TAO cũng KHÔNG khá khẩm gì hơn bọn chúng, dù thế nào đi chăng nữa, tao nhất định sẽ sống để quay về nhà lần cuối an toàn".

Attack on Titan: Bộ manga chiến tranh đẫm máu nhưng lại không hề phân ranh giới thiện - ác - Ảnh 3.

3. Trong chap 100, mặc dù là kẻ thù của nhau nhưng Eren vẫn nói đỡ cho Reiner phần nào:"Cậu chỉ là 1 đứa trẻ, làm sao cậu có thể làm khác hay suy nghĩ khác được trong môi trường, hoàn cảnh và sự giáo dục mà cậu được thừa hưởng... Reiner, cậu đã phải chịu nhiều khổ sở đúng không?".

Mặc dù vậy, Reiner vẫn thẳng thắng thừa nhận:"Không, Eren cậu sai rồi, ngày hôm đó, sau khi Marcel bị ăn thịt vì cứu tôi , Annie và Bertolt đã định hủy bỏ nhiệm vụ để quay về nhà, nhưng tôi đã ép họ phải tiếp tục, vì tôi sợ bị trừng phạt nhưng vẫn muốn làm anh hùng... Eren, việc mẹ cậu bị titan ăn thịt vào ngày hôm đó là lỗi của tôi chứ không phải do môi trường, hoàn cảnh hay sự giáo dục gì sất".

Attack on Titan: Bộ manga chiến tranh đẫm máu nhưng lại không hề phân ranh giới thiện - ác - Ảnh 4.

4. Sau khi bị mất 1 cánh tay, Erwin phát biểu trên giường bệnh rằng:"Levi, cậu nghĩ bao nhiêu người đã bị tôi đẩy ra chiến trường để rồi chui vào bụng lũ titan? 1 cánh tay bị mất của tôi thì làm sao đủ để bù đắp lại cho số người mà tôi đã giết 1 cách gián tiếp?? Nếu có thế giới bên kia, sau khi chết, chắc hẳn 1 kẻ như tôi sẽ phải xuống địa ngục để trả cho đủ...".

Attack on Titan: Bộ manga chiến tranh đẫm máu nhưng lại không hề phân ranh giới thiện - ác - Ảnh 5.

Trong chap 62, Erwin thẳng thắng thừa nhận với Darius Zackly rằng ông đã đoán đúng về con người Erwin - rằng giống với Zackly, lí do Erwin sắp đặt vụ đảo chính là vì anh đặt ham muốn ích kỉ của cá nhân anh (chứng minh giả thiết của cha Erwin) lên trên lợi ích và sự an toàn của nhân loại.

5. Trong chap 100, vì lợi ích của quốc gia Marley, lãnh đạo Willy Tybur bí mật biến bản thân mình kèm theo rất nhiều thường dân vô tội khác có mặt trong khu tập trung Liberio lúc lễ hội diễn ra làm vật hi sinh/mồi nhử. Thay vì gọi kế hoạch vì lợi ích quốc gia do ông cùng với Willy chủ mưu lập nên là cao thượng/chính đáng, Magath nhận xét rằng ông và Willy không khác gì quỷ dữ.

Attack on Titan: Bộ manga chiến tranh đẫm máu nhưng lại không hề phân ranh giới thiện - ác - Ảnh 6.

6. Trong chap 66, lí do thực sự Historia Reiss cứu Eren Jaeger không phải là vì nhân loại, lòng tốt hay vì cô nghĩ mình đúng còn gia đình cô sai, mà là vì Historia hiểu cảm giác nếu mình không tồn tại thì sẽ tốt hơn cho tất cả mọi người là như thế nào. Thế nên, cô không thể để một người đồng cảnh ngộ là Eren hi sinh bản thân cho cô hay cha cô (Rod Reiss) ăn được. Đây thực chất là một hành động rất ích kỉ, như Historia tự thừa nhận:"Tôi là kẻ thù của nhân loại, là cô gái xấu xa đáng ghê tởm nhất trong lịch sử, vì vậy tôi sẽ cứu cậu và hủy diệt tất cả".

Tương tự như những người trên, Eren không tự xưng mình là chính nghĩa hay nói rằng tất cả những đổ máu đau khổ do cậu gấy ra là chính đáng. Trái ngược lại, trong chap 99-100, Eren nói với Reiner rằng Eren không còn lựa chọn nào khác, cũng như thẳng thắng thừa nhận là cậu (Eren) có lẽ không khác mấy với kẻ thù là Reiner. Không chỉ vậy, trong chap 97, nhân vật chính còn thú thật với Falco là Eren không biết liệu những gì Eren đang làm sẽ dẫn tới kết quả nào - hi vọng hay địa ngục, và cách duy nhất để biết là tiếp tục tiến về phía trước.

Attack on Titan: Bộ manga chiến tranh đẫm máu nhưng lại không hề phân ranh giới thiện - ác - Ảnh 7.

【A】 Do vậy, Eren không phải dạng đạo đức giả như :"Lí tưởng của ta là chính nghĩa nên mọi đổ máu đau khổ ta gây ra là chính đáng/vì lợi ích cao cả hơn(for the greater good)/Miễn sao kết cục theo ta nghĩ là tốt xảy ra thì sẽ khiến mọi cách thức để đạt được kết cục đó dù tàn nhẫn đến mấy cũng trở nên thỏa đáng (the end justifies the means)". Đây là 1 cách suy nghĩ rất nguy hiểm, vốn thường được dùng như 1 cái cớ để biện minh cho/dẫn đến các thảm kịch trong thực tế.

【B】 Thay vào đó, Eren là kiểu người "Tự ném mình vào địa ngục vì cậu nhìn thấy 1 thứ gì khác biệt ở phía bên kia địa ngục đó, dù cậu cũng không chắc thứ mà mình nhìn thấy có thực sự là hi vọng, hay chỉ đơn thuần là 1 địa ngục khác?".

Attack on Titan: Bộ manga chiến tranh đẫm máu nhưng lại không hề phân ranh giới thiện - ác - Ảnh 8.

Đây cũng là 1 cách suy nghĩ rất nguy hiểm, nhưng theo ý kiến cúa mình nó ít đạo đức giả hơn và cho thấy rằng Eren có khả năng tự nhận thức về bản thân cao (Eren không tìm cách biện minh cho hành động của mình hay tìm cách đổ lỗi, mà thừa nhận rằng mình đang làm những điều đáng kinh tởm để khiến cái tương lai dù tốt hay xấu mà năng lực giống tiên tri của titan tiến tiến công cho cậu thấy thành sự thật). Trên hết, thật khó khăn để phán xét 1 người có năng lực giống tiên tri nhìn thấy tương lai như Eren.

Khỏi phải nói, bản thân người viết vẫn sẽ tiếp tục đặt hi vọng vào nhân vật chính Eren, chừng nào Eren là dạng【B】chứ không phải dạng【A】... Còn bạn nghĩ sao?

Cre: Shingeki No Kyojin : Attack On Titan Việt Nam Fan Club