Màn đối mặt giữa Loki và Odin
Các bộ phim về Thor luôn chịu ảnh hưởng của những câu chuyện thần thoại Hy Lạp và những áng thơ văn bất hủ của Shakespeare. Thế giới của Thần Sấm khong thiếu chủ đề như huynh đệ tương tàn; thời thơ ấu bất hạnh…
Nhân vật Loki là ví dụ điển hình nhất, có tất cả những nỗi bất hạnh đó. “Kẻ lừa lọc” từ lâu chỉ là cái bóng của anh trai mình là Thor. Sự phẫn nộ đó đã lên tới đỉnh điểm khi Loki đấu khẩu với cha mình, Odin, khi hắn ta đối mặt với bản án trọn đời sau những tội ác của mình trong The Avengers. Loki tin rằng mình xứng đáng với ngôi vương, nhưng Odin trả lời: “Số phận của ngươi đã là cái chết! Khi còn nhỏ, người đã bị bỏ mặc trên một tảng lãnh lẽo. Nếu không phải ta thì làm sao ngươi có thể ở đây mà lớn tiếng thế”. Sự phũ phàng đến đau đớn mà số phận dành cho Loki khiến khán giả thêm phần thương cảm vị ác thần này.
Cuộc chạy trốn của The Hulk
Không có quá nhiều đất diễn trong Infinity War, nhưng nếu bạn hỏi bất cứ ai rằng đâu mới là điểm nhấn trong hai phần phim đầu tiên, chắc chắn nhiều người sẽ trả lời rằng đó là người Khổng lồ xanh. Phải sống hình hài một con quái vật có sức mạnh tàn phá, có tình cảm với Black Widow nhưng số phận không cho phép, thực sự The Hulk đã khiến khán giả cảm thông và thương cảm, không còn ghê sợ nữa.
Khi trận chiến Sokovia đến hồi kết, siêu anh hùng da xanh nhảy lên một chiếc Quinjet và bỏ mặc đồng đội đến một nơi xa xăm. Black Widow có gọi và muốn biết địa chỉ, nhưng sau một lúc chần chừ thì The Hulk đã tắt máy, thừa nhận rằng mối quan hệ đó sẽ không đi đến đâu cả. Một khoảnh khắc nhỏ, nhưng đủ khiến khán giả xúc động: từ trước đến giờ The Hulk chỉ biết đập và phá khi lên cơn giận, nhưng thời điểm đó, chính sự đau khổ trong mắt anh đã nói lên một câu chuyện rất khác.
Khoảnh khắc cuối cùng của Killmonger
Khi trận chiến vì danh dự giữa Black Panther và Killmonger đi đến hồi kết, cả hai ngồi xuống ngắm ánh hoàng hôn. Vị vua Wakanda mong muốn đưa Killmonger về chữa trị, nhưng anh ta đã từ chối:” Hãy chôn ta xuống đại dương cùng với những tổ tiên đã nhảy khỏi con tàu nô lệ thời xưa đó, bởi vì họ biết rằng cái chết còn tốt hơn là xiềng xích”. Đây chính là câu nói khiến cho Killmonger trở thành phản diện đáng nhớ bậc nhất của MCU.
Sự hy sinh của Captain America
Bất cứ ai cũng có thể cảm thấy thân thuộc với câu chuyện của Steve Rogers: một người đàn ông có tinh thần mạnh mẽ, luôn mong muốn hết mình phụng sự tổ quốc song bị từ chối vì không đủ sức khỏe. Nhưng kể cả khi đã trở thành Captain America nhanh hơn, mạnh hơn, thì tấm lòng và nhân cách cao quý của Steve Rogers vẫn không hề suy chuyển.
Anh không bao giờ đắn đo sợ hãi trước hiểm nguy, luôn xông pha bản thân mình vào những tình cảnh ngặt nghèo nhất, dù cho đó là quả bom sắp nổ hay phi thuyền đang bốc cháy. Giờ đây khi cả vũ trụ đang lâm nguy và bạn bè đã tan biến, anh chắn chắn sẽ làm bất cứ điều gì để thay đổi thực tại, để chặn đúng Thanos và bảo vệ những người, những điều anh quý giá và trân trọng nhất, dù cho có phải hy sinh tính mạng mình. Một người lính, và một người hùng thật sự.
Iron Man hy sinh cứu New York
Trước The Avengers, ấn tượng của các siêu anh hùng (và của khán giả) về Tony Stark thường là một người đàn ông lắm tài nhưng cũng nhiều tật, thông minh bậc nhất song luôn khiến người khác phải khó chịu với sự trịnh thượng và kiêu căng của mình. Nhưng điêu đó đã thay đổi khi quân đoàn của Loki xâm chiếm Trái Đất.
Khi cả nhóm The Avengers đang chiến đấu chống lại binh đoàn Chitauri ở New York, thì cấp trên của Nick Fury – Hội đồng an ninh thế giới, đã định làm một việc không thể tồi tệ hơn, đó là san phẳng cả thành phố bằng bom hạt nhân. Nhưng Iron Man đã kịp thời can thiệp, chặn đứng quả bom và mang nó bay lên thẳng lỗ giun ở trên trời. Điều đó sẽ cứu Trái Đất, nhưng cái giá phả trả chắc chắn sẽ là cả tính mạng mình. Iron Man biết điều đó, nhưng vẫn quyết định làm – đó là thời khắc lịch sử. Một gã tự phụ kiêu căng đã trở thành một người hùng thực sự.
Cái chết của Gamora
Thanos là một gã độc tài, luôn mong muốn hủy diệt một nửa vũ trụ,, nhưng ông ta không phải là quái vật. Bằng chứng là ông ta vẫn có thể có tình cảm và sự yêu thương dành cho Gamora, cô bé mà năm xưa Thanos đã bắt đi sau khi bình đình cả quê hương của cô bé.
Điều trớ trêu là tình cảm đó đã được thể hiện trong một hoàn cảnh không thể trái ngược hơn. Sau khi biết được rằng điều kiện để có được đá Linh Hồn là hy sinh người mình yêu thương nhất, Gamora đã cười, nghĩ rằng Thanos đã thất bại vì ông ta có bao giờ yêu thương được ai đâu. Cô ( và khán giả) chẳng thể nào ngờ được rằng lúc đó Thanos đã nhỏ lệ, và chọn người hy sinh không ai khác chính là con gái nuôi của mình. Tất cả chúng ta đều hiểu được sự mâu thuẫn cực điểm trong con người Thanos: chỉ được chọn một trong hai, hoặc là con gái, hoặc là mục đích tối thượng của mình. Và sau cùng Thanos đã chọn mục đích tối thượng, nhưng chẳng phải điều đó đã xác nhận rằng Thanos thực sự coi Gamora là con cái, cũng biết yêu thương và đau khổ sao?
Sự hy sinh của Groot
Không ai vào trước thời điểm Guardians of the Galaxy ra mắt có thể ngờ rằng bộ phim lại khiến mình xúc động đến thế, rằng sự ra đi của “một cái cây” lại có thể đáng nhớ như vậy.
“Tôi là Groot” đã trở thành một câu nói nổi tiếng, mang đủ dư vị của sự dễ thương, hài hước và đau khổ ở trong nó. Khi tình hình đã trở nên tuyệt vọng với đội “dân phòng”, Groot đã quyết định hy sinh, biến thân mình là tấm khiên che chắn cho cả đội. Một kẻ có vẻ ngoài kỳ dị, nhưng dưới sự đạo diễn của James Gunn, đã trở thành một nhân vật có tính con người nhất, và dành trọn vẹn tình cảm và sự thương tiếc của công chúng.
Sự ra đi của The Vision
Sự tiến hóa của Jarrvis từ một hệ thống trí thông minh nhân tạo trở thành một thực thể riêng biệt, một siêu anh hùng thực sự The Vision, cũng là một điểm sáng rực rỡ nhất của MCU.
Điều đó được thể hiện rõ trong Infinity War, khi Thanos đang dần đánh bị nhóm siêu anh hùng và nhắm tới viên đá Thời Gian trên đầu mình, Vision đã yêu cầu Scarlet Witch đồng thời cũng là bạn gái, làm một việc tưởng chừng bất khả thi: hủy diệt hòn đá, và qua đó kết liễu chính anh. Có mấy ai đủ dũng cảm để đón nhận kết cục của mình theo cách như vậy?
“Huynh đệ tương tàn” giữa Iron Man và Captain America
Luôn có sự mâu thuẫn giữa những cái tôi lớn trong một tập thể, dù cho tập thể đó cùng chung một chí hướng. MCU cũng không phải là ngoại lệ, mà bằng chứng là Age of Ultron và Civil War, khi nhóm The Avengers đã bị chia rẽ và gần như tan rã vì những tranh cãi xung quanh Bucky và hiệp định Sokovia.
Căng thẳng giữa những người đồng đội được đẩy lên cao trào trong trận chiến vì lý tưởng giữa Captain America và Iron Man ở cuối phim. Khi Steve Rogers biết biết Bucky giết cha mẹ Tony mà không hé lộ về điều đó, Steve vẫn bảo vệ bạn mình và đến cùng:” Xin lỗi Tony, nhưng đó là bạn của tôi”. Tony đáp lại đầy đau đớn :”Tôi cũng từng là bạn cậu mà”. Còn gì đau đớn hơn khi phải chiến đấu chống lại chính người đồng đội, người bạn, người anh em của mình?
Cú búng tay của Thanos
Lần lượt, từng người, từng siêu anh hùng mà người xem đã yêu thương trong suốt nhiều năm, tan biến thành cát bụi mà không thể ngăn cản. Sự ra đi của Groot, Doctor Strange, Black Panther là đau đớn nhất. Câu nói sau cùng với Peter Parker với Tony, khi phải đối diện với kết cục của mình: “Chú Stark, cháu không muốn đi…” thực sự khiến người xem đau đớn quặn lòng. Họ đã ra đi, chỉ còn nỗi đau đớn và tuyệt vọng bám lấy những người ở lại.