Bàng hoàng nhận ra Sa Tăng từng ăn thịt "9 Đường Tăng" nhưng vẫn là yêu quái: 9981 kiếp nạn thực chất chỉ là 1 cú lừa ngoạn mục?

Sa Ngộ Tĩnh "hưởng" 9 đời Đường Tăng chuyển kiếp vẫn là yêu quái, há chẳng phải lời đồn trường sinh bất lão chỉ là một... lời đồn mà thôi?

Hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng là 81 kiếp nạn xoay quanh các loại yêu quái khác nhau với đủ mọi mưu mô quỷ quyệt. Ngoại trừ những nữ yêu quái trót "sa vào lưới tình" và muốn thành thân với với Đường Tăng thì tất cả các yêu quái còn lại đều có chung một dã tâm: Ăn thịt "tên hòa thượng" này để trường sinh bất lão.

Bàng hoàng nhận ra Sa Tăng từng ăn thịt 9 Đường Tăng nhưng vẫn là yêu quái: 9981 kiếp nạn thực chất chỉ là 1 cú lừa ngoạn mục? - Ảnh 1.

Có người nói, đời trước của Đường Tăng chính là đệ tử của Phật Như Lai, da thịt chắc chắn có thể trường sinh bất lão. Tuy nhiên thật ra dù cho là ai, hễ đã đến cõi người này rồi thì đều là một thân xác trần tục, ai ai cũng như nhau, nên đương nhiên Đường Tăng cũng không ngoại lệ. Chưa kể Sa Ngộ Tĩnh cũng đã từng ăn thịt 9 người đi thỉnh kinh nhưng vẫn là yêu quái. Chân tướng nằm ở đâu, lẽ nào "ăn thị Đường Tăng trường sinh bất lão" chỉ là một cú lừa?

Sa Tăng đã từng ăn thịt "9 Đường Tăng" vẫn chỉ là yêu quái

Sa Tăng ngày trước vốn giữ chức Quyển Liêm Đại tướng (卷帘大将), là chức để coi việc trông rèm cho Ngọc Đế, năm xưa làm vỡ chén lưu ly ở Hội Bàn Đào trong lúc say rượu nên bị đày xuống sông Lưu Sa làm yêu quái. Trong "Thi thoại Đường Tam Tạng thỉnh kinh" được viết trước khi tác phẩm "Tây Du Ký" ra đời, Sa Tăng từng nói với Tam Tạng pháp sư: "Dưới cổ ta là những đầu lâu của người mà ta đã từng ăn thịt".

Bàng hoàng nhận ra Sa Tăng từng ăn thịt 9 Đường Tăng nhưng vẫn là yêu quái: 9981 kiếp nạn thực chất chỉ là 1 cú lừa ngoạn mục? - Ảnh 2.

Có thể thấy rõ, tràng hạt bên trái mà Sa Tăng đeo có hình sọ người


"Ta ở nơi đây đã ăn thịt vô số người, từ trước đến giờ những người đi qua đây đều bị ta ăn thịt. Phàm là đầu lâu còn sót lại, ta đều ném xuống sông Lưu Sa này, và chúng đã chìm hết xuống đáy. Nước con sông này lông ngỗng cũng không thể nổi lên, nhưng kỳ lạ, chỉ có chín cái đầu lâu của người đi lấy kinh này, là nổi lềnh bềnh trên mặt nước, không chìm xuống. Ta cho rằng đây là những vật lạ, nên đã lấy dây xâu lại thành một chuỗi vòng đeo lên cổ, để khi rảnh rỗi lấy ra xem".

Bàng hoàng nhận ra Sa Tăng từng ăn thịt 9 Đường Tăng nhưng vẫn là yêu quái: 9981 kiếp nạn thực chất chỉ là 1 cú lừa ngoạn mục? - Ảnh 3.

Hóa ra, những chiếc đầu lâu trên chuỗi vòng cổ đều là đời trước của Đường Tăng, đó cũng là lý do trong "Tây Du Ký" thường nói Đường Tăng là Kim Thiền Tử chuyển thế lần thứ 10.

Yêu quái "ít nghe ít đọc", bỏ qua bảo bối thực sự trong Tây Du Ký

Trong "Phật Tổ tạo kinh truyền Cực Lạc", Phật Tổ lệnh cho A Nan, Ca Diếp lấy một bộ cà sa và một cây Cửu Huyền tích trượng, nói với Bồ Tát tại hồi thứ 8 rằng: "Cà sa, thiết trượng này có thể trao cho người thỉnh kinh đó dùng. Nếu như người đó nguyện một lòng bền chí đến đây, bận áo cà sa của ta khỏi đọa luân hồi, cầm tích trượng khỏi bị hại". Chỉ lệnh của Phật Tổ đã nói rõ bảo bối thật sự ở đây chính là cà sa và cây tích trượng ở trên người của Đường Tăng. Có được hai bảo vật này chính là có thể thoát khỏi luân hồi và những mối hiểm họa".

"Áo cà sa này được làm từ tơ con tằm nhả trong băng, được các tiên nga thêu dệt. Trên áo có nhiều báu vật, mặc tấm áo cà sa này không bị đắm chìm trong địa ngục, ngồi thì được vạn Thánh kính chào, đi thì được 7 Đức Thánh phật tháp tùng. Mặc tấm áo cà sa của ta thì không bị đắm chìm, không sa địa ngục, không gặp tai ương ác độc, không bị hoạn nạn sói lang".

Bàng hoàng nhận ra Sa Tăng từng ăn thịt 9 Đường Tăng nhưng vẫn là yêu quái: 9981 kiếp nạn thực chất chỉ là 1 cú lừa ngoạn mục? - Ảnh 4.

Đường Tăng năm ấy được Bồ Tát tặng cho áo cà sa

Có nghĩa rằng cùng với cây tích trượng, áo cà sa chính là bảo vật khiến cho bất kỳ ai sở hữu đều có thể tránh khỏi vòng xoáy đầu thai luân hồi (nghĩa là trường sinh) và không bị độc dược làm hại. Đáng tiếc lũ yêu quái không hiểu, lại cho rằng ăn thịt Đường Tăng mới là cách để trường sinh bất lão. Đây cũng chính là do bản tính của chúng quyết định, coi sát sinh là con đường duy nhất để sinh tồn, mang tư duy phàm tục lại mộng chuyện trường sinh bất lão - vốn là thành quả đạt được nhờ tu luyện, cuối cùng trở thành một "lời đồn" mà chúng tin sái cổ dẫn đến mất mạng.

Có rất ít yêu quái ngộ ra được điều này nhưng kết cục vẫn vô cùng bi thảm

Trong Tây Du Ký có không ít yêu quái không muốn ăn thịt Đường Tăng mà bắt giữ vì lý do khác, Hoàng Mi Quái và Lục Nhĩ Mỹ Hầu Vương chính là ví dụ điển hình trong trường hợp này.

Hoàng Mi Quái vốn là tên tiểu đồng lông mày vàng, năm xưa từng giữ chiếc khánh vàng và túi ngũ trùng của Phật Di Lặc. Trong "Tây Du Ký", Hoàng Mi Đại vương lập nên chùa Lôi Âm giả để lừa Đường Tăng, nhân lúc hòa thượng này vào chùa thì bắt giữ. Thực chất, Hoàng Mi Đại vương có đạo hạnh tu hành rất cao, chỉ vì muốn thành Phật nên mới làm khó dễ bốn thầy trò Đường Tăng, sau cùng Tôn Ngộ Không buộc phải mời Phật Di Lặc tới thu phục mới qua được kiếp nạn.

Bàng hoàng nhận ra Sa Tăng từng ăn thịt 9 Đường Tăng nhưng vẫn là yêu quái: 9981 kiếp nạn thực chất chỉ là 1 cú lừa ngoạn mục? - Ảnh 5.

Lục Nhĩ Mỵ Hầu năm đó cũng muốn đi thỉnh kinh thành Phật, đáng tiếc đều là thiếu bản tính thiện lương, làm việc sát sinh để đạt được mục đích, vậy nên không thể thành công.

Bàng hoàng nhận ra Sa Tăng từng ăn thịt 9 Đường Tăng nhưng vẫn là yêu quái: 9981 kiếp nạn thực chất chỉ là 1 cú lừa ngoạn mục? - Ảnh 6.

Mỹ Hầu Vương chính là yêu quái "thông minh" nhất, muốn lập một "team" thỉnh kinh riêng để được trường sinh bất lão, tu thành chính quả

Cả Hoàng Mi Quái và Lục Nhĩ Mỹ Hầu đều hiểu rằng, thoát ra khỏi luân hồi mới có thể trường sinh bất lão, tuy nhiên đức tâm chưa đủ lại mơ mộng hão huyền, kết quả là trắng tay lại hoàn trắng tay.