Vũ trụ bao la vô cùng tận kia luôn là thứ khiến nhân loại tò mò suốt hàng nghìn năm qua. Tuy nhiên, khi mà các nhà khoa học chỉ mới đặt được robot tới sao Hỏa thì Hollywood đã vươn ra tận cái vì sao. Do đó mà không nhiều bom tấn tuân theo các định luật vật lí chúng ta từng được học trên trường lớp.
1. Star Wars (Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao)
Là thương hiệu phim thành công và đình đám cũng như mở đường cho những bộ phim khoa học viễn tưởng khi thế giới còn chưa biết về khái niệm này, Star Wars khiến khán giả không ít lần đặt câu hỏi về những giả thuyết khoa học trong phim.
Thật khó hiểu khi phe The Empire lại tạo ra những cỗ máy chiến tranh đi bằng 4 chân trong khi chỉ cần lắp bánh xe là xong. Trong phần The Empire Strikes Back, Chewbacca cùng đồng đội bay giữa 2 hệ sao với tốc độ tiệm cận ánh sáng bằng chiếc Millennium Falcon. Chuyến hành trình này lẽ ra phải kéo dài đến hơn 1000 năm theo lí thuyết vật lí. Chấm điểm: 4/10.
2. Interstellar (Hố Đen Tử Thần, 2014)
Interstellar (2014) tái hiện một thế giới trong tương lai không xa, khi điều kiện khí hậu khắc nghiệt đã khiến lương thực bị cạn kiệt và loài người phải đối mặt với sự tuyệt chủng. Một nhóm nhà thám hiểm đã đi vào vũ trụ để tìm kiếm điểm dừng chân tiếp theo của loài người. Christopher Nolan đã làm việc cùng với Kip Thorne - một nhà vật lý thiên văn - để đảm bảo rằng những giả thuyết khoa học trong bộ phim càng chính xác càng tốt.
Điều này không có nghĩa là mọi giả thuyết trong bộ phim được xem là chính xác 100% bởi mọi điều diễn ra trong Interstellar được coi là "khoa học suy đoán" như chuyện lỗ đen mà chúng ta thường nhắc đến hay vũ trụ vốn gấp nếp và chúng ta sống trong những chiều không gian khác nhau. Mặc dù lý thuyết về việc sử dụng lỗ đen đi đến một chiều không gian khác được mô tả vô cùng thực tế nhưng Interstellar vẫn đơn giản là một bộ phim Hollywood không phải một phim tài liệu về vũ trụ. Chấm điểm: 8/10.
3. The Martian (Người Về Từ Sao Hỏa, 2015)
The Martian kể về phi hành gia Mark Watney (Matt Damon) bị mắc kẹt một mình trên sao Hỏa sau một cơn bão lớn. Để sống sót, anh chàng phải tìm cách tự nuôi sống bản thân mình với việc trồng trọt lương thực trên một hành tinh không có tài nguyên đất cùng thành phần dinh dưỡng như trên trái đất.
May mắn là Mark là một nhà thực vật học và anh biết cách "khoa học" để trồng trọt là tạo ra một khu vườn với phân bón từ chất thải của con người và nước từ nhiên liệu tên lửa đã loại bỏ Hydro. Tuy vậy, bộ phim lại khiến nhiều người tin sái cổ vì những kiến thức nông nghiệp chính xác (nhưng dường như điều này chỉ đúng khi chúng ta còn ở trên trái đất). Chấm điểm: 6/10.
4. The Terminator (Kẻ Hủy Diệt, 1984)
Phiên bản gốc bộ phim The Terminator năm 1984 của James Cameron đã đề cập đến một chủ đề nóng bỏng - du hành thời gian. Kẻ hủy diệt T-1000 được gửi về quá khứ để giết chết Sarah Connor (Linda Hamilton) khi cô chưa kịp sinh ra John Connor - thủ lĩnh phe kháng chiến chống người máy trong tương lai.
Nhiều nhà khoa học vẫn tranh cãi về việc có hay không có du hành thời gian và nói về The Terminator khi James xử lý việc du hành thời gian này vô cùng hoàn hảo và thuyết phục khi tạo ra một vòng lặp thời gian hoàn toàn thống nhất với nhau. Và bộ phim hoàn toàn không có một nghịch lý nào. Chấm điểm: 9/10.
5. Arrival (Cuộc Đổ Bộ Bí Ẩn, 2017)
"Người ngoài hành tinh" có vẻ là chủ đề hấp dẫn nhất được nhiều nhà làm phim khai thác. Mặc dù chưa có ai biết thực sự có tồn tại người ngoài hành tinh hay không và chưa một nhà khoa học nào từng thực sự giao tiếp với người ngoài hành tinh, Arrivalđã khai thác một chủ đề rất thú vị - ngôn ngữ.
Tiến sĩ ngôn ngữ học - Louise Banks (Amy Adams) đã được đưa đến để giao tiếp với những người ngoài hành tinh khi 12 phi thuyền từ không gian hạ xuống trái đất. Họ giao tiếp với con người bằng cách tạo ra những ký tự trong không trung kỳ lạ. Nếu lý giải theo góc độ ngôn ngữ, bộ phim được đánh giá là vô cùng lý thú. Chấm điểm: 8/10.
6. Indiana Jones and Kingdom of Crystal Skull (Indiana Jones Và Vương Quốc Sọ Người, 2008)
Loạt phim về nhà khảo cổ học Indiana Jones (Harrison Ford) từ lâu đã tạo ra rất nhiều câu chuyện lí thú bên lề các truyền thuyết quen thuộc. Tuy nhiên, khán giả đã quá say mê vào cốt truyện kịch tính cùng diễn xuất của Harrison Ford mà quên mất các quy luật vật lí bị phim bỏ qua trắng trợn.
Trong phần Indiana Jones and Kingdom of Crystal Skull, vị khảo cổ này trốn một vụ nổ bom nguyên tử bằng cách... chui vào tủ lạnh. Thực tế thì ông sẽ dễ dàng chết ngay lập tức vì nhiệt lượng hoặc đa chấn thương hoặc một cách từ từ nhờ nhiễm phóng xạ. Chấm điểm: 3/10.
7. Angels and Demons (Thiên Thần Và Ác Quỷ, 2016)
Angels and Demons là phần hai trong loạt phim về giáo sư Robert Langdon (Tom Hanks) dựa theo loạt tiểu thuyết ăn khách của Dan Brown. Lần này, một tổ chức khủng bố bí ẩn ăn cắp Phản vật chất (Antimatter) và giấu ở Vatican. Chúng âm mưu gây ra một vụ nổ bom phá hủy cả thành phố này.
Dĩ nhiên, bộ phim cuốn hút người xem bởi loạt suy luận và truy đuổi tên sát thủ dựa theo các điển tích, kiến thức trong kinh thánh. Cùng với đó là loạt âm mưu đáng sợ ở nơi được mệnh danh ngôi nhà của Chúa. Tác phẩm chỉ gặp phải một vấn đề "nhỏ" đó là Phản vật chất trên thế giới hiếm tới mức chỉ đủ sức nổ... một quả bong bóng mà thôi. Chấm điểm: 4/10.