Đã khá lâu rồi màn ảnh rộng mới xuất hiện một tác phẩm kinh dị- giật gân xuất sắc khiến khán giả phấn khích tột độ như Kẻ Vô Hình. Bộ phim đã đem về thành công lớn tại phòng vé, mang về hơn 49 triệu USD toàn cầu trước kinh phí chỉ vỏn vẹn 7 triệu USD. Ngoài ra, tác phẩm cũng được giới chuyên môn đánh giá cao khi đạt điểm 7,1 trên Metacritic, và chứng nhận cà tươi 90% bởi Rotten Tomatoes. Có thể nói đây là một bộ phim thành công cả về mặt doanh thu lẫn nghệ thuật.
Một trong những điều ấn tượng nhất trong bộ phim này chính là bộ đồ có khả năng "tàng hình" của thiên tài nhãn khoa Adrian Griffin. Nhờ có bộ đồ này mà hắn có thể tự do đi lại và làm những việc không ai có thể làm được.
Hôm nay chúng ta hãy cùng điểm lại những cách mà con người ta có thể "tàng hình" đã từng xuất hiện trong các bộ phim trước đó. Có thể thấy có rất nhiều cách để một con người có thể trở nên "trong suốt", hãy đọc để tham khảo nhé.
1. Trở thành vật thử nghiệm cho một cỗ máy tàng hình
Trong bộ phim The Invisible Woman ra mắt năm 1940 thì cô nàng Kitty Carroll ban đầu tuy chỉ là một công dân bình thường, nhưng cô đã xung phong tham gia một thí nghiệm thực hiện "trong suốt hóa" cơ thể người. Nhờ vào cỗ máy "vi diệu" của giáo sư Gibbs, Kitty cuối cùng cũng trở nên vô hình trước mắt mọi người, và còn đỉnh cao hơn nữa khi cô nàng hoàn toàn có thể điều khiển được chuyện tàng hình này chỉ thông qua việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có cồn.
2. Gặp tai nạn và bỗng nhiên trở thành "vô hình"
Đây có vẻ là một cách hơi nguy hiểm và thật khó để xảy ra. Nhân vật Nick Halloway trong bộ phim Memoirs of an Invisible Man chính là bằng chứng cho việc thông minh tài giỏi không bằng may mắn.
Anh chàng là một người bình thường và có một ngày thư giãn nhớ đời trong phòng xông hơi khi một tách cà phê đã làm chập mạch máy móc khiến tai nạn xảy ra. Thay vì bị thương hay bỏ mạng, Nick đã trở nên tàng hình, nhưng không hoàn toàn vì vẫn có thể thấy lờ mờ một số bộ phận trên người anh.
3. Chế ra thuốc để trở nên "trong suốt"
Điều chế ra thuốc tàng hình chắc chắn là phương pháp truyền thống để tạo ra một người có khả năng đặc biệt. Trong suốt chiều dài lịch sử điện ảnh Hollywood, có đến hai tựa phim lấy ý tưởng này.
Đầu tiên chính là bản chuyển thể The Invisible Man vào năm 1933, trong đó thiên tài khoa học Jack Griffin đã dùng một chất có tên Monocane để giúp mình tàng hình. Thế nhưng, hợp chất này mang đến một tác dụng phụ oái oăm, đó là khiến hắn dần dần hóa điên và có những hành vi bạo lực khó kiểm soát.
Tiếp đến là bộ phim Hollow Man cũng sử dụng phương pháp hóa học để giúp con người tàng hình. Một điều giúp thứ thuốc trong phim này khác với trong The Invisible Man đó là không chỉ có tác dụng khiến nam chính Sebastian Caine tàng hình, mà nó còn có chức năng hỗ trợ thần kinh. Tuy nhiên, có lẽ thực tế không được như mong đợi khi hắn trở nên hung tợn và độc ác, sẵn sàng giết cả đồng nghiệp để chiếm lấy bài thuốc làm của riêng.
4. Ăn trộm thuốc tàng hình của người khác
Phương pháp này dành như những người không có cái đầu thông minh để chế tạo ra thuốc tàng hình cho mình nhưng lại thích thú về vấn đề này.
Nhân vật Rodney Skinner trong The League of Extraordinary Gentlemen đã ăn trộm thuốc từ đồng đội và hắn nhận ra việc tàng hình này thực chất kéo dài gần như mãi mãi và không thể đảo ngược. Thế nhưng khác với những người khác, lợi dụng điều này trở nên xấu xa thì Skinner lại vẫn vui vẻ như xưa, thậm chí trở thành một anh hùng.
5. Chế tạo một bộ trang phục tàng hình
Và cách mới đây nhất để giúp con người trở nên vô hình chính là chế tạo ra một bộ đồ như trong The Invisible Man. Trong bộ phim này với tài năng đứng đầu trong lĩnh vực của mình, thiên tài nhãn khoa Adrian Griffin đã làm ra một bộ trang phục từ những chiếc máy quay siêu nhỏ có thể mô phỏng cảnh quang xung quanh, giúp người mặc trở nên mờ ảo như sương gió.
Tuy nhiên với tính cách lập dị và bạo lực anh đã bị chính cô vợ "phản bội" sử dụng nó để giết hại chính bản thân mình.
Tổng Hợp