Chiếc mũ của Quỳnh Hoa Nhất Dạ và Đường Tới Thành Thăng Long bị đem ra so sánh, chuyên gia nói gì?

Hai tạo hình của Dương Vân Nga trong Quỳnh Hoa Nhất Dạ và Đường Tới Thành Thăng Long đang khiến khán giả và cả các chuyên gia nghiên cứu quan tâm.
    SỐ CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG0/0Cũng đáng nể đấy chứ?

    Thông tin dự án phim cổ trang dài tập Đường Tới Thành Thăng Long bất ngờ lên sóng tập mở đầu vào ngày 6/10 vừa qua đã khiến giới "mọt phim" Việt vui mừng và bất ngờ. Sau 10 năm lận đận vì bị hoãn chiếu, bộ phim có kinh phí 100 tỷ đồng đã ra mắt dưới hình thức chiếu mạng, nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng.

    Một số hình ảnh trong phim Đường Tới Thành Thăng Long

    Thế nhưng, bên cạnh những lời khen và ủng hộ tích cực của cư dân mạng thì Đường Tới Thành Thăng Long vẫn gặp phải một số vấn đề về phục trang. Đặc biệt, chiếc mũ của nhân vật Dương Vân Nga (do Phan Thị Hoà thủ vai) đang chiếm trọn sự chú ý của cộng đồng đam mê cổ phong, thậm chí còn được đặt lên bàn cân so sánh với phiên bản của Thanh Hằng trong Quỳnh Hoa Nhất Dạ.

    Chiếc mũ của Quỳnh Hoa Nhất Dạ và Đường Tới Thành Thăng Long bị đem ra so sánh, chuyên gia nói gì? - Ảnh 2.

    Một khán giả đăng bài viết so sánh hai phiên bản Dương Vân Nga của Thanh Hằng và Phan Thị Hoà

    Một số bình luận của khán giả về tạo hình của hai dự án phim cổ trang:

    - Mũ phim Quỳnh Hoa Nhất Dạ nhìn như phun sơn nhũ không thật bằng mũ xưa làm

    - Mũ xưa làm vẫn đẹp hơn nhỉ?

    - Hơi thô sơ tí nhưng diễn nhìn cũng ổn

    - Phim nào thì chiếc mão nhìn cũng nhựa nhựa, giả giả

    - Tất nhiên là bộ đồ của Đường Tới Thành Thăng Long không bằng Quỳnh Hoa Nhất Dạ rồi. Mũ miện thì vẫn "phèn" như nhau

    - Đương nhiên là của Quỳnh Hoa Nhất Dạ hơn rồi, nhưng ở phim Đường Tới Thành Thăng Long cũng có điểm đáng để học hỏi

    (Tổng hợp từ Đại Việt Cổ Phong)

    Bên cạnh khán giả thì một số chuyên gia có thâm niên nghiên cứu cổ phong cũng chia sẻ quan điểm về nghi vấn: giữa Quỳnh Hoa Nhất DạĐường Tới Thành Thăng Long thì mũ nào đúng với sử liệu hơn và việc cố ý "làm đẹp" mà khác với sử liệu nên được lưu tâm ra sao trong quá trình thiết kế phục trang cho các phim liên quan đến lịch sử.

    Chiếc mũ của Quỳnh Hoa Nhất Dạ và Đường Tới Thành Thăng Long bị đem ra so sánh, chuyên gia nói gì? - Ảnh 4.

    Chủ nhân của trang hội hoạ cổ phong nổi tiếng Ấm Chè - anh Phan Thanh Nam chia sẻ: "Trong chủ quan và hiểu biết của tôi thì chiếc nón trong phim Đường Tới Thành Thăng Long là sát thực hơn". Ngoài ra, khi được hỏi về việc cố ý làm đẹp mà khác với sử, anh Nam nhấn mạnh không thể đẹp hơn những hiện vật lịch sử bản thân từng thấy qua, dựa trên chất lượng thẩm mỹ mà anh từng chứng kiến.

    "Cho nên, nói 'cố ý làm đẹp' thì cá nhân tôi cảm thấy không thuyết phục. Sự biến tấu cũng nên dựa vào cơ sở chuẩn mực của thời đại, như là yếu tố tín ngưỡng và tôn giáo. Ví dụ, ta không thể thêm biểu tượng đặc trưng của các tôn giáo, tín ngưỡng khác gắn vào nhau. Khi biến tấu có cơ sở thì nhà sản xuất mới dễ dàng thuyết phục người xem hơn, nếu bảo đẹp mà người xem lại không đồng tình thì phải xem lại" - anh Nam cho biết thêm.

    Phan Thanh Nam

    Hoạ sĩ, nhà nghiên cứu cổ phong

    • Chủ nhân của trang Ấm Chè

    • Cố vấn lịch sử cho nhiều dự án, trong đó quan trọng nhất là MV Không Thể Cùng Nhau Suốt Kiếp của ca sĩ Hoà Minzy

    Chiếc mũ của Quỳnh Hoa Nhất Dạ và Đường Tới Thành Thăng Long bị đem ra so sánh, chuyên gia nói gì? - Ảnh 6.

    Phan Thanh Nam từng là cố vấn lịch sử của ekip Hoà Minzy trong dự án MV Không Thể Cùng Nhau Suốt Kiếp

    Đại diện trang nghiên cứu cổ phong Thiên Nam Lịch Đại Hậu Phi - anh Tôn Thất Minh Khôi lại khẳng định cả hai chiếc mũ từ các bộ phim nêu trên đều không được chế tác đúng. Lý do là trong thời điểm hiện tại, ở Việt Nam vẫn chưa hề tìm ra được hiện vật thật của loại phục sức trong phim.

    "Chính vì thế, có thể thấy cả hai ekip đã dựa trên mô hình mũ sử dụng trên các tượng thờ ở miền Bắc. Đây cũng là một nguồn tham khảo đáng chú ý, tuy nhiên cần lưu ý: tất cả các tượng thờ đều được tạo tác từ thời Lê Trung Hưng cho đến thời Nguyễn, không có bất kì hiện vật thật nào của thời Đinh - Tiền Lê để đối chiếu trực tiếp. Cho nên, hai ekip có quyền chế tác theo phong cách 'fantasy', miễn sao vẫn giữ được chất Việt Nam thông qua việc tham khảo mô hình tượng thờ hiện tại đặt ở đền vua Đinh, tỉnh Ninh Bình" - anh Khôi giải thích chi tiết. Nếu phải lựa chọn dựa trên độ tinh xảo và cầu kỳ của mũ thì anh sẽ lựa chọn mô hình chế tác của Quỳnh Hoa Nhất Dạ.

    Tôn Thất Minh Khôi

    Biên tập viên, có niềm đam mê nghiên cứu cổ phong

    • Người sáng lập trang Thiên Nam Lịch Đại Hậu Phi chuyên nghiên cứu về văn hoá, trang phục cung đình

    • Từng là cố vấn lịch sử dự án Phượng Khấu

    Đại diện trang Thiên Nam Lịch Đại Hậu Phi lên tiếng về tranh cãi mũ mão của hai dự án phim cổ trang

    Thông tin xôn xao này cũng làm cho nghệ nhân Vũ Kim Lộc - nhà nghiên cứu kiêm phục dựng mũ mão các triều đại Việt Nam cũng phải lên tiếng. Ông cho biết: "Về mặt tư liệu, học giả Phan Huy Chú trong quyển Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí cũng khẳng định khó có thể khảo cứu về y quan của thời Đinh và Tiền Lê. Với sự phát triển khoa học ở hiện tại, các nhà khảo cổ Việt Nam vẫn chưa thể tìm ra những tư liệu chính xác về mũ mão thời Tiền Lê. Nên việc nói ekip làm đúng hay không là điều bất khả thi trong thời điểm hiện tại vì không có ai có thể khẳng định được, kể cả những chuyên gia đầu ngành".

    Ngoài ra, bác Vũ Kim Lộc còn đưa ra một số gợi ý về quy trình thiết kế mũ mão mà các đoàn phim có thể tham khảo. Thứ nhất, vì không có tư liệu tại Việt Nam nên các ekip có thể tham khảo có chọn lọc dáng mũ thời Đường, Tống của Trung Quốc vì dù muốn hay không, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng sự ảnh hưởng của các triều đại Trung Quốc lên Việt Nam là điều không thể tránh khỏi trong quá trình lịch sử. Thứ hai, tuy mô phỏng có chọn lọc dáng của Đường, Tống nhưng nhà thiết kế không sao chép 100% mà phải sử dụng hệ thống hoa văn thời Lý, Trần. Đây là những chi tiết mà giới khảo cổ Việt Nam đã tìm ra được, đồng nghĩa với việc có nguồn tư liệu tham khảo. "Tổng hoà lại, chúng ta sẽ có chiếc mũ tương đối chuẩn so với thời đại ấy với những hoa văn đậm chất Việt Nam" - vị nghệ nhân cho biết thêm.

    Vũ Kim Lộc

    Nhà nghiên cứu/ Nghệ nhân phục dựng mũ mão của các triều đại Việt Nam

    • Được Bộ Khoa học và Công nghệ vinh danh

    • Hiện tại, ông là người đã phục dựng thành công nhiều loại mũ (như bình thiên, thông thiên, xuân thu,...) của hoàng đế nhà Nguyễn

    Chiếc mũ của Quỳnh Hoa Nhất Dạ và Đường Tới Thành Thăng Long bị đem ra so sánh, chuyên gia nói gì? - Ảnh 10.

    Vũ Kim Lộc là nhà nghiên cứu mũ mão nổi tiếng được công nhận ở Việt Nam

    Đường Tới Thành Thăng Long chính thức lên sóng tập đầu tiên vào ngày 6/10/2020.

    Nguồn ảnh: Tổng hợp

    Cảm ơn những chia sẻ của các nhân vật!