Chưa cần mở lời, nữ yêu quái này đã khiến Tôn Ngộ Không sụt sùi nước mắt, tha thiết quỳ lạy rồi... đập chết

Tôn Ngộ Không vốn kiêu ngạo là thế nhưng cuối cùng phải vừa quỳ lạy trước mặt một con yêu tinh,

Nếu như 81 kiếp nạn là hành trình giúp Đường Tam Tạng ngày càng trở nên lý trí, thanh tỉnh và dũng cảm thì từng lần trảm yêu diệt ma, từng khó khăn thống khổ trên đường thỉnh Kinh lại dạy cho Tôn Ngộ Không tính ôn hòa, kiên nhẫn, biết nén cái tôi xuống vì đại nghĩa, vì sư phụ.

Chưa cần mở lời, nữ yêu quái này đã khiến Tôn Ngộ Không sụt sùi nước mắt, tha thiết quỳ lạy rồi... đập chết - Ảnh 1.

Lại nhớ năm nào, Tôn Ngộ Không danh chưa có, phận chưa có nhưng đã huênh hoang đi vào tận điện Nguyên Tiêu, Ngọc Hoàng ngồi phía trên mà "lão Tôn" còn chẳng thèm lạy chào lấy một cái. Trích đoạn:

"Thái Bạch Kim Tinh dẫn Mỹ Hầu Vương đến ngoài điện Linh Tiêu, không chờ chiếu gọi, vào thẳng trước tòa ngự để lạy Thượng Đế. Ngộ Không đứng thẳng ở bên cạnh, không thi lễ, chỉ lắng tai nghe Kim Tinh tâu:

– Thần vâng theo thánh chỉ, dẫn yêu tiên vào.

Thượng Đế buông rèm hỏi:

– Đứa nào là yêu tiên?

Ngộ Không chỉ cúi mình trả lời:

– Chính lão Tôn đây.

Các vị tiên đều cả sợ thất sắc nói:

– Con khỉ dã man kia, tại sao không cúi lạy, lại dám trả lời vô lễ "lão Tôn đây"? Tội thật đáng chết! Đáng chết!

Thượng Đế ra lệnh:

– Tôn Ngộ Không là con yêu tiên ở hạ giới, mới được thành thân người, chưa biết lễ nghĩa nay ta tạm tha tội cho.

Ngộ Không chỉ nhìn lên, "vâng" một tiếng thật to".

Chưa cần mở lời, nữ yêu quái này đã khiến Tôn Ngộ Không sụt sùi nước mắt, tha thiết quỳ lạy rồi... đập chết - Ảnh 2.

Hầu Tử ngày ấy trời không sợ, đất cũng không sợ

Tôn Ngộ Không cao ngạo là thế, coi trời bằng vung, thế mà trên đường đi thỉnh Kinh, có một lần đã phải rơi nước mắt, lạy một con yêu quái

Ấy chính là tại kiếp nạn Kim Giác đại vương và Ngân Giác đại vương. Đầu tiên, Ngân Giác biến thành một đạo sĩ bị thương để lợi dụng lòng thương xót của Đường Tam Tạng, bắt Ngộ Không phải cõng mình trên vai, rồi vận thần thông đè cả mấy ngọn núi lên khiến Hành Giả hai vai đau đớn, máu bảy khiếu phun ra. Yêu quái bắt được cả Đường Tăng, Bát Giới và Sa Tăng mang về động.

Chưa cần mở lời, nữ yêu quái này đã khiến Tôn Ngộ Không sụt sùi nước mắt, tha thiết quỳ lạy rồi... đập chết - Ảnh 3.

Không chỉ lắm mưu nhiều kế, thứ biến Ngân Giác Đại Vương và Kim Giác Đại Vương trở thành một trong số những kiếp nạn khó nhất của thầy trò Đường Tăng chính là 5 thứ bảo bối uy lực vô song: Hồ Lô Hồng, Bình Ngọc Mỡ Dê, Kiếm Thất Tinh, Quạt Ba Tiêu và Sợi Dây Kim Tuyến. Tôn Ngộ Không đã phải vận dụng hết mưu kế, 72 phép thần thông, không ít lần vào sinh ra tử để có thể cứu được sư phụ và các đệ đệ.

Chưa cần mở lời, nữ yêu quái này đã khiến Tôn Ngộ Không sụt sùi nước mắt, tha thiết quỳ lạy rồi... đập chết - Ảnh 4.

Ở hồi thứ 34: "Ma vương giỏi mẹo khốn Hầu vương/ Đại Thánh khéo lừa thay bảo bối", Kim Giác đại vương và Ngân Giác đại vương sau khi bị Tôn Ngộ Không lừa lấy mất hai bảo bối là hồ lô và bình ngọc, thì hầm hầm nổi giận. Ngân Giác bèn sai hai tiểu yêu là Ba Sơn Hổ và Ỷ Hải Long đi mời mẫu thân chúng đang ở động Áp Long đến ăn thịt Đường Tăng và nhờ bà ta mang "Sợi Dây Kim Tuyến" đến bắt Tôn Hành Giả. Ngộ Không biến hoá thành một tiểu yêu chạy theo Ba Sơn Hổ và Ỷ Hải Long, nói dối rằng mình được đại vương sai đi theo để "thúc hai anh đi cho nhanh". Đến trước hang động của mụ yêu quái, Hành Giả vung gậy sắt đánh nát hai con tiểu yêu, "rồi nhổ lông, thổi hơi tiên, hô "biến!", biến thành Ba Sơn Hổ, còn mình biến thành Ỷ Hải Long, giả cải trang thành hai yêu quái đến thẳng động Áp Long mời mụ già.

Chưa cần mở lời, nữ yêu quái này đã khiến Tôn Ngộ Không sụt sùi nước mắt, tha thiết quỳ lạy rồi... đập chết - Ảnh 5.

Tôn Đại Thánh trông thấy bà ta lại không dám tiến vào, chỉ đứng ngoài tầng cửa thứ hai mặt mũi rầu rĩ, sùi sụt khóc thầm. Tại sao lão Tôn lại khóc, trời không sợ, đất không sợ nay cớ gì lại sợ một mụ yêu quái đến phát khóc? Trước kia, lúc bị nấu trong vạc dầu sôi cửu đỉnh, bị nấu luôn bảy, tám ngày liền cũng chưa từng khiến lão Tôn nhíu mày một cái tại sao đến lúc này lại yếu đuối như vậy? Chính là lão Tôn bất giác nghĩ tới Đường Tăng lấy kinh vất vả, nên mới đau lòng rơi lệ, dụi mắt khóc thầm như vậy, lại tự nhủ trong lòng:

Ta đã trổ tài nghệ, biến thành tiểu yêu, đến mời nữ quái, không có lý gì cứ đứng sừng sững mà nói, nhất định phải dập đầu lạy mụ mới xong. Từ khi ta làm người là một trang hảo hán, chỉ biết lạy có ba người: Đó là lạy Phật tổ ở phương Tây, lạy Quan Âm ở Nam Hải và lạy sư phụ cứu ta ở núi Lưỡng Giới. Ta lạy thầy bốn lạy. Vì thầy mà gan ruột ta tan nát, ăn ở đến hết lòng. Một quyển kinh có giá trị gì mà hôm nay bắt ta phải lạy mụ yêu quái này nhỉ? Mà nếu không lạy, tất sẽ lộ chuyện. Khổ quá! Chỉ tại sư phụ bị khốn, nên ta mới nhục nhã thế này.

Chưa cần mở lời, nữ yêu quái này đã khiến Tôn Ngộ Không sụt sùi nước mắt, tha thiết quỳ lạy rồi... đập chết - Ảnh 6.

Đến nước này thì biết làm thế nào được. Hành Giả đành tiến vào, ngoảnh về phía mụ quỳ xuống, nói:

– Xin cúi đầu chào đức bà.

Hóa ra là vậy, chính cái tâm của Tôn Ngộ Không đã khiến hắn giờ đây phải rơi nước mắt. Đối với yêu quái, đó là những giọt nước mắt giả tạo, thế nhưng đối với Đường Tăng sự phụ thì đó là những giọt lệ được tuôn ra từ chính tâm can, tình thương và lòng kính trọng. Gã khóc để cứu sư phụ!

Sau này đánh chết yêu quái, Tôn Ngộ Không mới biết mụ chỉ là con hồ ly nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ hối hận vì đã hạ mình rơi lệ. Kiếp nạn Ngân Giác đại vương và Kim Giác đại vương dài từ đầu hồi thứ 32 cho tới hết hồi thứ 35 trong Tây Du Ký, là một trong số những kiếp nạn tốn giấy mực nhiều nhất, ấy là giấy mực để lột tả cái lao tâm khổ tứ, vừa nhọc thân xác vừa khổ tâm trí của Tôn Ngộ Không.

Chưa cần mở lời, nữ yêu quái này đã khiến Tôn Ngộ Không sụt sùi nước mắt, tha thiết quỳ lạy rồi... đập chết - Ảnh 7.

Chưa kể cái kết có hậu của kiếp nạn này không chỉ nằm ở việc giải cứu thầy trò Đường Tăng thành công mà còn như một dấu mốc công nhận sự chín chắn hơn, cung kính nhu hòa của Tôn Ngộ Không, thoát thai hoán cốt và tiến bộ vượt bậc trong nhận thức tâm cảnh.

Quả đúng là:

Xử thế cốt sao lòng nhẫn nhục,

Tu thân nên nhớ nói lời ngay.

Thường nghe chữ nhẫn là sinh ý,

Phải nghĩ cho sâu chớ nói bậy.

Thượng sĩ không tranh còn mãi mãi,

Thánh hiền giữ đức nối tương lai.

Cương cường lại gặp cương cường trị,

Rút cục bao giờ có gặp hay!

*Bài viết có tham khảo bản dịch Tây Du Ký của Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh, Nhà xuất bản Văn học.