Trong Tây du ký, Tôn Ngộ Không ở thời kỳ đỉnh cao của mình, từng đại náo Long cung, Địa phủ và Thiên đình, thậm chí thách thức cả Phật Tổ Như Lai. Sau khi bị giam cầm dưới Ngũ Hành Sơn, Tôn Ngộ Không đã chuộc lỗi bằng việc phò tá Đường Tam Tạng đi Tây Thiên thỉnh kinh. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ngoài những chiến công oanh liệt, Tôn Ngộ Không còn có 7 người anh em kết nghĩa, trong đó đặc biệt là Trấn Nguyên Tử – một vị đại tiên có bản lĩnh cực kỳ lợi hại.
Trấn Nguyên Tử, còn gọi là Trấn Nguyên Đại Tiên, là một vị chân nhân đạo gia có đạo hạnh cao thâm, sống tại núi Vạn Thọ, am Ngũ Trang. Ông được biết đến với cây nhân sâm có thể giúp trường thọ và là một trong ba vị đại tiên của Địa Liệt Tam Tôn, và được xem như là ông tổ của dòng địa tiên, tức các vị tiên đã tu hành, đạt được quả vị nhưng ngụ ở mặt đất chứ không lên trời. Với thân thế như vậy, Trấn Nguyên Tử là một vị chân nhân đạo gia có đạo hạnh thâm sâu, địa vị không nhỏ ngay cả Quan Thế Âm Bồ Tát cũng phải nể trọng. Nhưng điều đặc biệt, dù có địa vị cao, ông vẫn kết bái huynh đệ với Tôn Ngộ Không sau một sự cố.
Cụ thể, khi trên đường thỉnh kinh, Tôn Ngộ Không đã vô tình làm đổ cây nhân sâm quý của Trấn Nguyên Tử, dẫn đến việc bị ông bắt giữ và trừng phạt. Dù tài giỏi, Ngộ Không vẫn không thể đấu lại Trấn Nguyên Tử. Tuy nhiên, vị đại tiên đã hứa sẽ kết bái huynh đệ nếu Tôn Ngộ Không cứu sống được cây nhân sâm. Nhờ sự giúp đỡ của Quan Âm Bồ Tát, Ngộ Không đã hoàn thành nhiệm vụ, và từ đó, Trấn Nguyên Tử giữ lời hứa kết nghĩa huynh đệ với Tôn Ngộ Không.
Dù vậy, trong suốt hành trình đi thỉnh kinh, Tôn Ngộ Không – một kẻ thích khoe khoang lại hiếm khi nhắc đến người đại ca này. Điều đặc biệt là, dù gặp nhiều khó khăn, Ngộ Không cũng chỉ nhờ sự giúp đỡ của các vị thần tiên khác, Hầu Vương chưa bao giờ cầu cứu Trấn Nguyên Tử. Điều này đã khiến nhiều độc giả tò mò và đi tìm lời giải, làm tăng thêm sự hấp dẫn cho tác phẩm Tây du ký.
Có thể nói, mặc dù không trực tiếp tham gia vào nhiều sự kiện quan trọng của hành trình thỉnh kinh, nhưng cuộc gặp gỡ với Trấn Nguyên Tử đã giúp Tôn Ngộ Không và thầy trò Đường Tăng học được bài học về sự tôn trọng, kiềm chế, và trách nhiệm với hành động của mình. Đây là một phần của sự trưởng thành và phát triển của Tôn Ngộ Không trong quá trình tu tập.
* Bài viết theo quan điểm của tác giả!