Việc các món ăn, văn hóa và hình ảnh danh lam thắng cảnh của Việt Nam xuất hiện trong các anime hoặc được lấy làm ý tưởng cho các cảnh phim trong các bộ anime nổi tiếng xuất hiện nhiều trong những năm gần đây. Điều này chứng minh sức hút từ vẻ đẹp của con người, văn hóa và thiên nhiên của đất nước Việt Nam chúng ta.
Dưới đây hãy cùng điểm qua những hình ảnh con người cũng như đất nước Việt Nam xuất hiện trong các bộ anime/manga nhé!
Ở trong tập 2 của bộ phim Ano Hi Mita Hana no Namae o Bokutachi wa Mada Shiranai (Ano Hana), Tetsudou đã từng khen gái Việt Nam rất xinh khi trò chuyện với Jinta về chuyến du lịch Đông Nam Á của mình.
Vịnh Hạ Long xuất hiện trên anime "Flying Witch". Kowata Akane và chú mèo Kenny đã có một chuyến du hí bằng thuyền trên vịnh Hạ Long kỳ vĩ diễm lệ.
Ở một tác phẩm anime về đề tài ẩm thực khác, cụ thể hơn là về bánh mì, Yakitate!! Japan cũng đã từng nhắc đến Việt Nam trong giải Monaco, cuộc thi làm bánh mì giữa các quốc gia. Đội làm bánh mì của Việt Nam đã về thứ ba.
Trong tập 18 của series anime Shokugeki no Souma, nền ẩm thực Việt Nam phong phú đã được xuất hiện qua hình ảnh món bánh xèo dân dã. Souma đã sáng tạo cải tiến món bánh xèo truyền thống bằng cách dùng gà karaage của Nhật Bản thay cho tôm và giá, nhờ thế mà dĩa bánh xèo vàng rượm cùng với rau ghém và bát nước chấm quen thuộc đã xuất hiện.
Một trích cảnh trong Inuyasha phần 1 khi Kagome mang theo đồ ăn dự phòng để về thời Chiến Quốc. Và trong số đồ ăn mang theo có mỳ gói Việt Nam.
Trong một tập phiên bản anime của Hayate No Gotoku, Nagi đã từng nhắc đến tập tục ăn dưa hấu vào dịp Tết của người Việt Nam.
Trong một đoạn giới thiệu ngắn ở đầu tập 19 anime Mushoku Tensei - Thất Nghiệp Chuyển Sinh, hình ảnh xuất hiện trong 5 giây rất giống với phong cảnh thiên nhiên của danh lam thắng cảnh Tam Cốc – Bích Động ở Ninh Bình.
Ở tập 4 của season 1 Ansatsu Kyoushitsu, Kuro-sensei đã nhắc đến cà phê Việt Nam và còn khen nó rất tuyệt.
Anime Blood + thường xuyên nhắc đến Việt Nam, nhất là trong giai đoạn chiến tranh 1959 – 1975.
Trong tất cả anime có liên quan đến Việt Nam thì Blood+ là anime lấy bối cảnh ở Việt Nam nhiều nhất. Và đây là hình ảnh nhân vật chính Saya của anime Blood +mặc áo dài Việt Nam.
Khung cảnh làng quê Việt Nam thời chiến tranh và những ngôi nhà hồi kháng chiến chống Mỹ cũng xuất hiện trong Blood +.
Một góc Hà Nội trong Blood+.
Anh chàng phóng viên Okamura (Blood+) đang ăn phở với 1 khách hàng tại 1 quán phở ở Hà Nội.
Hình ảnh xe máy quen thuộc ở Việt Nam trong "Gekijouban Psycho-Pass"
Trong anime Gekijouban Psycho – Pass, phân cảnh khi chiếc xe chở điều tra viên Tsunemori tiến vào đặc khu, một người phụ nữ da ngăm đã xuất hiện và đuổi theo chiếc xe, khẩn cầu được vào đặc khu. Người phụ nữ ấy đã sử dụng thoại tiếng Việt.
Hình ảnh tờ tiền 100.000 Việt Nam xuất hiện trong "Wagaya no Oinari sama".
Một trích đoạn trong tập 1 của anime Fantastic children, chỉ cần 1000 đồng là bạn đã có 1 ly nước sâm ngon miệng ....
Bài trắc nghiệm về nước mắm Việt Nam trong manga Nana Maru San Batsu
Trích cảnh trong anime Black Lagoon Roberta's Blood Trail, quảng cáo khoan cắt bê tông trên tường...
Sau khi bộ tiểu thuyết Shinyaku Toaru Majutsu no Index (phần 2 của Toaru Majutsu no Index) ra mắt thì họa sỹ Kiyotaka Haimura đã thiết kế Misaka Worst trong trang phục áo dài Việt Nam và để lại nhiều ấn tượng mạnh từ cộng đồng fan Index ở Việt Nam.
Nguyễn Bảo là Vua của An Nam trong Mai Otome. Ông xuất hiện cùng với con gái mình là Ảnh Lữ trong tập 21 của Mai otome với vai trò là liên minh đắc lực với học viện Otome Garderobe.
Ảnh Lữ - Ein Ru là con gái ruột và là Otome của Nguyễn Bảo, cô là chủ nhân của GEM Infinite Wisdom Azurite. Cô có tửu lượng khá cao trong làng Otome - nhậu nhiều mà ko xỉn tẹo nào. Dù chỉ là một nhân vật phụ và hiếm khi xuất hiện nhưng cô lại được xem là bậc đàn chị trong giới Otome và được các Otome khác kính trọng.
Erstin Ho là nữ chính trong Mai Otome- mang một nửa dòng máu An Nam và là con gái duy nhất của gia tộc họ Hồ.
Manga xuất bản từ 2006 do tác giả Daisuke Nishijima sáng tác lấy bối cảnh chiến tranh Việt Nam 1965. Câu chuyện xoay quanh anh chàng nhiếp ảnh 19 tuổi người Nhật tên là Hikaru và cô bé "Công chúa" lính du kích người Việt.
Tổng hợp