Trước khi có thể nhận hàng loạt phản hồi tiêu cực từ phía các độc giả là fan của đất nước La Mã cổ đại, mình xin mạn phép giải thích một chút. Bài viết này không ngụ ý người La Mã không đóp góp gì cho nhân loại. Vào năm 1979, trong bộ phim hài châm biếm "Life Of Brian" của nhóm hài Monty Python, nhân vật của diễn viên hài người Anh John Cleese cùng với những người khác đã tập hợp lại để chỉ trích đế chế La Mã.
Sau 1 hồi tranh luận thì họ đã kết luận rằng: "Ngoài các hệ thống vệ sinh, thuốc men, nền giáo dục, rượu vang, trật tự xã hội, nông nghiệp, đường sá, hệ thống nước sạch và y tế, người La Mã đã làm được gì cho chúng ta cơ chứ?". Đợi đã, có phải câu nói châm biếm , chê bai này vừa tóm gọn đủ các thành tựu to lớn của người La Mã đối với nhân loại rồi phải không?
John Cleese cùng đồng bọn
Rất nhiều thành tựu về công trình dân dụng từ thời La Mã vẫn được ứng dụng trong cuộc sống hiện đại. Nhờ họ mà chúng ta không còn phải ngồi xổm đi vệ sinh ven đường. Lần đầu tiên trong lịch sử, con người có hệ thống cống rảnh hoàn chỉnh để xả trôi đi chất thải của mình. Người La Mã cũng cho chúng ta những con đường lát đá và đài phun nước.
Họ là những người rất sáng tạo, những gì họ chưa sáng tạo được thì họ cũng đành cướp về luôn. Ấy, nói vậy là vu khống rồi. phải nó là "họ rất biết cách để biến nó thành của mình" mới phải. Và không chỉ lấy về không thôi, họ còn cải tiến những công nghệ đó nữa.
Một trong những thành tựu để đời của người La Mã cổ đại là đường ống dẫn nước để khắc phục tình trạng thiếu nước.
Tuy người La Mã có những đức tính tốt như vậy, nhưng bạn cũng không thể phủ nhận rằng họ là những ...kẻ biến thái. Họ tham ăn tới mức thường xuyên... ói hết bữa ăn ra để có thể ăn tối 1 lần nữa. Hoặc họ có thể giải trí bằng cách xem những người nô lệ bị hành hạ cho tới chết ở các đấu trường. Họ biến việc đóng đinh giáo dân lên cây thập giá chẳng khác gì thành 1 môn thể thao cấp quốc gia. Và quan trọng, đó là việc tự do "khẩu nghiệp".
Theo giáo sư Jehne, trình "khẩu nghiệp" của người La Mã khi xưa thực sự kinh khủng và tàn nhẫn. Họ sẵn sàng buông những lời miệt thị về tình dục để xúc phạm đối phương, thậm chí là vu khống. Và xúc phạm càng nặng, kẻ "khẩu nghiệp" càng nhận được nhiều lợi thế, đặc biệt là trên chính trường.
Chính trường thời La Mã cũng rất tàn khốc. Các ứng viên miệt thị lẫn nhau. Và trong các buổi hội đồng trước công chúng, người có địa vị còn phải hứng chịu một tràng sỉ vả của người dân mà không được trả thù - một biện pháp được cho là để xóa nhòa khác biệt tư tưởng giữa người giàu và người nghèo.
Nếu bạn quá sợ việc phạm pháp vì tật 'khẩu nghiệp", hãy nghiên cứu và tìm cách đi về La Mã cổ đại nhé
Không chỉ vậy, người La Mã còn biến thái... ngay cả trong vũ khí mà họ dùng, đó là "lợn lửa".
Vào 1 thời điểm nào đó trong thiên niên kỷ thứ nhất TCN, người cổ đại đã phát hiện ra rằng chiến tượng rất sợ những loài vật nhỏ với tiếng kêu the thé, đặc biệt là lợn. Lợn được cho là đặc biệt nguy hiểm, chúng có thể khiến voi bị hoảng loạn chỉ với chút mùi cơ thể và tiếng eng éc từ xa vọng lại. Từ thời của Alexander Đại Đế, người châu Âu đã biết thả lợn để cho voi đội bạn phải "sợ sun vòi", rồi phá tan đội hình.
Nhưng vào khoảng thế kỷ 13 TCN, mấy tay lính La Mã biến thái đã tiến thêm 1 bước xa hơn: tẩm dầu lên con lợn và đốt sống nó. Điều này không chỉ khiến con lợn kêu la thảm thiết hơn nhiều lần, mà còn trở thành vũ khí gây cháy khiến đội hình chiến lược của địch sa vào cơn hỗn loạn.
"Chiến thuật thả lợn" trong Rome: Total War
Có lẽ, lợn lửa không phải là chiến lược được ưa chuộng trong lịch sử, có lẽ là do hơi... tốn kém quá chăng? Lợn lửa đặc biệt nổi tiếng bởi việc chống lại voi chiến trong quân đội của Antigonus II Gonatas và Pyhurr. Nó cũng xuất hiện trong các tác phẩm của Dionysius, Pliny, Aelian, Polyaenus và cả trong game Rome: Total War.
Trên đây là những minh chứng về nhận định "biến thái" của nhà văn John O'Bryan trong cuốn A History of Weapons. Hãy đón đọc những bài viết thú vị khác của mình về lịch sử và vũ khí cổ của loài người nhé!