Cuộc đời “nhiều mặt” của Sidney Reilly - hình tượng nguyên mẫu cho nhân vật siêu điệp viên 007 trong loạt phim cùng tên

Ngày 5/11/1925, một người đàn ông có tên Sidney Reilly đã bị cảnh sát mật của Liên Xô tử hình. Nhưng đó không phải là một cuộc hành quyết phạm nhân thông thường, mà đó là cuộc hành quyết dành cho một tay điệp viên khét tiếng.

Sidney được coi là một trong những điệp viên có nhiều thành tích sự nghiệp ấn tượng nhất vào thời điểm ấy. Hắn hoạt động trong ngành hơn hai thập kỷ, hoàn thành hàng trăm nhiệm vụ, nhưng cuộc đời của gã vẫn còn nhiều bí ẩn mà các nhà sử học đến tận ngày nay vẫn chưa thể giải mã được.

Điệp viên bí ẩn này là ai?

Thông tin về nguồn gốc của Sidney chưa bao giờ được xác nhận chính thức, một số nhà nghiên cứu cho rằng ng một gia đình có bố mẹ là bác sĩ người Do Thái vào tháng 3/1874. Nhà hắn ở Rosenblum, một thành phố thuộc Đế chế Nga. Sidney chỉ đổi tên là Sidney Reilly từ sau khi kết hôn, còn trước đó không ai có thể khẳng định tên thật của hắn là gì, chỉ biết họ là Rosenblum. Hắn học ngành hóa học ở Vienna từ năm 1890–1893 rồi chuyển đến làm việc tại Nam Mỹ, Brazil.

Cuộc đời “nhiều mặt” của Sidney Reilly - hình tượng nguyên mẫu cho nhân vật siêu điệp viên 007 trong loạt phim cùng tên - Ảnh 1.

Chân dung Sidney Reilly

Tại Brazil, Sidney gặp gỡ một đoàn thám hiểm người Anh. Họ mời Sidney, khi đó còn là một chàng trai trẻ, tới Vương quốc Anh. Tại đây, Sidney có cơ hội tiếp xúc với cục tình báo của Anh và được chú ý vì có nhiều tài năng và biết nói đa ngôn ngữ.

Gã đàn ông chính thức mang tên Sidney George Reilly vào năm 1899, nhập quốc tịch Anh và kết hôn với một góa phụ trẻ. Người góa phụ này được thừa kế một khối tài sản khổng lồ từ chồng cũ. Có giả thuyết cho rằng Sidney có dính dáng đến cái chết của người chồng cũ kia. Giả thuyết phổ biến nhất là Sidney đã sát hại người đàn ông tội nghiệp bằng thuốc độc.

Làm gián điệp tại nơi mình sinh ra

Nhiệm vụ đầu tiên của Sidney là đến Nga vào năm 1899 để thu thập thông tin về các mỏ dầu ở Kavkaz. Trở về nước và nắm trong tay nhiều thông tin giá trị, hắn được công nhận năng lực, vì thế mà được bổ nhiệm vị trí cố định tại cơ quan tình báo của Hải quân Anh. Sidney cũng làm gián điệp trong trận chiến Boer, thực địa ở Trung Đông vào năm 1904.

Năm 1909, Sidney được cử đến Đức để thu thập thông tin, dữ liệu về các nhà máy sản xuất vũ khí của nước này. Tay điệp viên siêu hàng cũng góp mặt trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực hiện thành công hàng chục nhiệm vụ, thậm chí thâm nhập sâu vào phòng tuyến kẻ địch.

Nguồn cảm hứng cho James Bond

Sidney được người thân mô tả là người có khiếu thẩm mỹ tuyệt vời, dũng cảm và có óc sáng tạo thiên bẩm, đặc biệt khả năng kiểm soát, nắm bắt tình huống đã cứu sống gã nhiều lần.

Khi gia nhập Cục Tình báo, Sidney học thêm kỹ năng cải trang và rất nhanh chóng trở thành bậc thầy về cải trang và diễn xuất. Hắn kể cho mọi người những câu chuyện khác nhau về quá khứ của mình, khi thì là mục sư, lúc lại là con cháu của gia đình quý tộc Nga. Khả năng làm giả giấy tờ xuất chúng giúp Sidney gần như không bao giờ bị phát giác. Tài năng lớn nhất của Sidney chính là nói dối. Trong công việc, Sidney rất tự tin vào năng lực giả dạng của bản thân, chấp nhận cả những nhiệm vụ nguy hiểm nhất. 

Tuy nhiên, là một siêu điệp viên và có khả năng qua mặt bất kỳ ai, Sidney không đặt lòng trung thành vào bất kỳ quốc gia nào mà chỉ dành cho bản thân và tài khoản ngân hàng của mình, đây cũng lý do tại sao cấp trên Sidney không bao giờ hoàn toàn tin tưởng gã. 

Cuộc đời “nhiều mặt” của Sidney Reilly - hình tượng nguyên mẫu cho nhân vật siêu điệp viên 007 trong loạt phim cùng tên - Ảnh 2.

Sidney có rất nhiều nhân dạng

Một điệp viên làm việc vì tiền cũng là một điệp viên dễ dụ dỗ, vì ở mỗi đất nước, tay siêu điệp viên lại có một nhân dạng, tính cách khác nhau, và chỉ cần một nơi trả tiền cao hơn, hắn sẽ sẵn sàng làm việc cho. Sidney được cho là đã từng làm gián điệp cho cả Anh và Nhật trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật. 

Không chỉ chịu khó vung tiền để mua chuộc người trong các hoạt động tình báo, Sidney cũng rất chịu chi cho bản thân, hắn đam mê một cuộc đời sung túc, phụ nữ và bài bạc. Người ta đồn số lượng tình nhân của Sidney cũng nhiều như số hộ chiếu hắn có.

Cuộc đời “nhiều mặt” của Sidney Reilly - hình tượng nguyên mẫu cho nhân vật siêu điệp viên 007 trong loạt phim cùng tên - Ảnh 3.

Ngoài vợ, hắn cũng có nhiều tình nhân

Nhiều mối tình và cuộc chơi của hắn được so sánh với những cuộc phiêu lưu tình ái của điệp viên 007. Không có ngoại hình điển trai như nhân vật James Bond, bù lại Sidney Reilly thành thạo khả năng nắm bắt tâm lý, đồng thời toát ra nét lạnh lùng lôi cuốn. 

Hắn có thể ga lăng, nhưng cũng có thể kiểm soát, toan tính và thao túng quyền lực trong mối quan hệ. Sidney được cho là đã dụ dỗ vợ của một bộ trưởng Liên Xô nhằm moi thông tin mật liên quan tới quá trình vận chuyển vũ khí từ Đức tới Nga.

Vì được đánh giá là một trong những siêu điệp viên hàng đầu thế giới, Sidney trở thành nguồn cảm hứng để nhà văn Ian Fleming khắc họa hình tượng điệp viên 007 James Bond.

Cuộc đời “nhiều mặt” của Sidney Reilly - hình tượng nguyên mẫu cho nhân vật siêu điệp viên 007 trong loạt phim cùng tên - Ảnh 4.

Nguyên mẫu hình tượng James Bond

Nhiệm vụ cuối cùng

Chiến tranh kết thúc, Sidney được gửi trở lại Nga, nhận nhiệm vụ tìm cách lật đổ chế độ và ám sát các chính khách nổi tiếng. Mặc dù đã mua chuộc được hai vệ sĩ của nhà lãnh đạo Bolshevik, kế hoạch khéo léo của Reill vẫn bại lộ. Khi cảnh sát mật Nga phát hiện và kết án Sidney, hắn kịp thời trốn khỏi đất nước. Trớ trêu, về sau Sidney cương quyết quay lại Nga để tiếp tục sứ mệnh, lần này số phận đã không mỉm cười lúc này, tay điệp viên bị bắt vào tháng 2/1925.

Khi bị bắt và bỏ tù, Sidney cố gắng “thương thảo” bằng cách cung cấp thông tin tuyệt mật của Anh và Mỹ, đổi lại phải được trả tự do. Chiến thuật này không hiệu quả, hành quyết vẫn diễn ra, tay điệp viên siêu hạng chính thức từ giã cuộc đời vào ngày 5/11/1925 tại một cánh rừng gần thủ đô Moscow.