Là một trong những đạo diễn anime vĩ đại nhất mọi thời đại. Nhưng suốt nhiều năm hoạt động, có thể Hayao Miyazaki thực sự ghét anime hiện đại.
Nếu bạn đã từng nghe đâu đó câu trích dẫn “Anime là một sai lầm” được gán cho Hayao Miyazaki, thì bạn có thể đã chế nó ra như một meme và up lên facebook. Xét cho cùng, Miyazaki là một trong những đạo diễn anime được yêu thích nhất mọi thời đại. Đến nay, bộ phim Spirited Away của ông vẫn là bộ phim hoạt hình Nhật Bản duy nhất giành được giải Oscar.
Những bộ phim của ông đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ đạo diễn anime sau này. Miyazaki tham gia vào ngành công nghiệp từ những năm 1960 và đã cố vấn cho một vài đạo diễn anime lừng danh như Hideaki Anno của siêu phẩm Neon Genesis Evangelion.
Tuy nhiên, trong khi Hayao Miyazaki chưa bao giờ có ý nói chính xác nghĩa đen là mình ghét anime, ông lại tỏ ra cực kỳ chỉ trích ngành công nghiệp tỉ đô này bao gồm cả những người sáng tạo và người hâm mộ anime.
Trong khi thực tế, một số lời phàn nàn của ông giống như lời của một ông già cáu kỉnh, không thích công nghệ mới, rất nhiều trong đó lại khó để có thể phản bác.
Công nghệ ư? Thật không cần thiết!
Miyazaki có xu hướng tránh đưa công nghệ tiên tiến vào các bộ phim của mình. Ông từng so sánh iPad với “thủ dâm”. Miyazaki thậm chí không biết “Streaming” là gì. Khi công nghệ tiến bộ và sản xuất anime trở nên kỹ thuật số hóa, Miyazaki lại có xu hướng gần gũi với các kỹ thuật truyền thống nhất có thể.
Miyazaki bắt đầu kết hợp màu máy tính và các hiệu ứng CGI nhỏ vào công việc của mình, bắt đầu với Princess Mononoke, nhưng kiên quyết giữ được nhiều quy trình truyền thống nhất có thể. Với Ponyo, ông đã từ chối hoàn toàn các hiệu ứng CGI. Công nghệ hiện đại không phải là thứ mà Miyazaki hiểu và nó khiến đôi khi ông tỏ ra cực kỳ thù địch.
Miyazaki đã chỉ đạo một bộ phim ngắn CGI, Boro the Caterpillar cho Bảo tàng Ghibli năm 2018. Như được trình bày trong bộ phim tài liệu Neverending Man, ông thường xuyên đụng độ với các nhà làm phim hoạt hình và lập trình viên trong quá trình thực hiện. Những lời chỉ trích gay gắt nhất của ông tại đây đã dành cho một chiếc máy tính có thể “vẽ tranh như con người”.
Miyazaki đã so sánh hoạt hình zombie được tạo ra từ máy tính với một người khuyết tật: “Bất cứ ai tạo ra thứ này đều không biết đau đớn là gì hay bất cứ điều gì tương tự. Tôi hoàn toàn chán ghét. Nếu bạn thực sự muốn tạo ra những thứ đáng sợ, bạn hãy tự đi và làm điều đó. Tôi sẽ không bao giờ muốn kết hợp công nghệ này vào công việc của mình. Tôi cảm thấy mạnh mẽ rằng đây là một sự xúc phạm đến chính cuộc sống.”
Miyazaki nhận xét về CGI áp dụng vào anime
Thật ra Miyazaki không nhất thiết ghét tất cả việc kết hợp công nghệ hiện đại vào anime. Danh tiếng của ông vẫn đứng vững bởi các giá trị của hoạt hình truyền thống. Ông từng đặt câu hỏi về cách thức số hóa ngày càng tăng của anime có thể cướp đi sự sống động và nhân văn vốn có của chính nó.
Ảnh hưởng tiêu cực từ văn hoá Otaku
Miyazaki đã tuyên bố nhiều lần rằng những vấn đề lớn nhất của anime là những người tạo ra văn hoá Otaku. Trong một tuyên bố từ năm 2014 sau khi phát hành The Wind Rises, Miyazaki cho biết anime hiện đại phải chịu đựng vì những người tôn sùng văn hoá Otaku “không dành thời gian quan sát người thật”. Hoạt hình, ông tin rằng, chỉ có thể được thực hiện bởi những người hiểu và đánh giá cao cách con người biểu cảm và hành động thông qua thực tế.
Học trò của ông, Hideaki Anno, sẽ rơi vào lối mòn của Otaku nếu không có sự can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, Miyazaki thường xuyên ca ngợi Anno. Điều này có thể là do Anno nổi tiếng với những miêu tả sâu sắc, chân thực về tâm lý con người trong các bộ phim của mình, dựa trên kinh nghiệm về sự cô lập xã hội và sự lo lắng cho công việc của bản thân.
Đối với Miyazaki, hình tượng người phụ nữ thường được tôn sùng, anh hùng hóa. “Bạn thấy đấy, dù bạn có thể vẽ như thế này hay không, có thể nghĩ ra kiểu thiết kế này hay không, điều đó phụ thuộc vào việc bạn có thể tự nói với mình hay không. Như vậy thì tự động những cô gái như thế này sẽ tồn tại trong đời thực. Còn nếu bạn không dành thời gian quan sát người thật, bạn không thể làm điều này vì bạn chưa bao giờ thấy điều đó.”
Anime hiện đại đang thiếu đi tính trung thực
Nhiều phim hoạt hình nổi tiếng nhất thập niên 2010 là những fantasy hoành tráng về trí tưởng tượng với sức mạnh lớn lao đặt lên vai nhân vật chính. Những series như Sword Art Online, Oreimo và Darling in the Franxx là những tác phẩm đã được làm lại từ một kịch bản có sẵn nhằm đáp ứng fan hâm mộ. Những nhà làm phim sau đó chiều theo ý người xem dựa trên những gì họ muốn thấy hơn là những vấn đề thực sự tồn tại trong cuộc sống thực (fan service).
Nhiều tác phẩm của Hayao Miyazaki có ý thức sâu sắc về thế giới mà ông sống nên nó hoàn toàn hợp lí khi ông sẽ thất vọng với những người sáng tạo anime, manga không chịu ra ngoài và rút kinh nghiệm từ con người thật.
Như vậy, Miyazaki coi đây là một dấu hiệu cho sự suy giảm của anime. Điều đó không có nghĩa là Hayao Miyazaki ghét tất cả phim hoạt hình, chỉ là ông ghét những mangaka, nhà làm anime quên cách thể hiện cuộc sống một cách trung thực.
Trên đây là những chia sẽ của vị đạo diễn nổi tiếng nhất nhì ngành công nghiệp anime Nhật Bản. Có thể phong cách làm việc của ông đã lỗi thời và những nhận xét có phần khó tính. Nhưng quá khó để phủ nhận những thành công mà không một vị đạo diễn anime nào khác đạt được suốt sự nghiệp của mình như Hayao Miyazaki.