Trong điện ảnh, khái niệm "real-time movies" dành cho các tác phẩm có thời gian kể chuyện tả thực diễn ra vỏn vẹn... 24 tiếng đồng hồ, có khi ít hơn. Tất nhiên đó chỉ là khái niệm trên màn ảnh, còn khâu sản xuất và ghi hình phim có thể kéo dài tới vài tuần. Lịch sử điện ảnh đã có nhiều tác phẩm thú vị như thế, có thể kể đến loạt phim tình cảm rất nổi là bộ ba Before Sunrise, Before Sunset và Before Midnight. Hay như One Night In Mongkok, Buried, United 93, Locke... đều là những phim có nội dung khởi đầu và kết thúc trong vỏn vẹn một ngày.
United 93 (2006)
United 93 là bộ phim điện ảnh đầu tiên tái hiện sự kiện khủng bố ngày 11/9 tại Mỹ. Bộ phim được chấp bút bởi đạo diễn kiêm biên kịch Paul Greengrass. Phim xoay quanh diễn biến thực tế xảy ra trên chuyến bay mang số hiệu 93 của hãng hàng không United Airlines.
Máy bay bị bốn tên khủng bố kiểm soát buồng lái nhằm mục đích tấn công vào New York. Theo những bằng chứng thu thập được, cảnh sát đã đưa ra kết luận cho thấy phi hành đoàn và cả hành khách đã cố gắng hết sức kháng cự. Nhóm khủng bố trả đũa bằng cách cho máy bay đâm thẳng xuống Shanksville.
Phim được quay theo dạng phim tài liệu, do đó người xem tin vào tất cả những gì họ thấy và đạo diễn sử dụng kỹ thuật "real-time" để khắc họa cuộc gặp gỡ đau thương của các tiếp viên hàng không.
Ngay khi vừa ra mắt, bộ phim đã trở thành tâm điểm tranh cãi của dư luận Mỹ khi mang tới quá nhiều hình ảnh ám ảnh về những đau thương và mất mát đã xảy ra. Một khán giả đã phải thốt lên: "Chúng tôi vẫn bị ám ảnh bởi hình ảnh bi thảm đó. Đã đến lúc mọi người phải nhớ lại, phải biết những gì mà người nhà các nạn nhân trải qua".
Run Lola Run (1998)
Một trong những bộ phim sáng tạo nhất trong lịch sử điện ảnh chính là Run Lola Run của đạo diễn Tom Tykwer. Run Lola Run là bộ phim không thể bỏ qua đối với bất kỳ ai thích thể loại phim mang hình ảnh chuyển động kèm nhịp độ nhanh, sáng tạo mà không bị trói buộc bất kì tiêu chuẩn nào về thể loại hay thời đại.
Phim xoay quanh câu chuyện nữ chính Lola chỉ có 20 phút để cứu bạn trai của mình. Bạn trai của Lola tham gia vào một phi vụ bán chất cấm, tuy nhiên trong lúc thực hiện phi vụ này anh vô tình bị lạc mất túi tiền.
Sau đó anh liền gọi cho Lola để tìm cách giúp mình và còn nghĩ quẩn sẽ tìm một tiệm tạp hoá nào đó để cướp, bù lại số tiền mình làm mất. Không muốn bạn trai đi vào vết xe đổ, Lola phải xoay xở mọi cách để cứu bạn trai của mình.
Bộ phim chỉ dài tầm 80 phút nhưng hoàn toàn không có chi tiết thừa, mọi câu chuyện bên lề đều được thể hiện một cách khéo léo và cô đọng. Phim gây được tiếng vang lớn tại Liên hoan phim Toronto 1998 (nơi bộ phim ra mắt lần đầu tiên ở Bắc Mỹ) và tại Liên hoan phim Sundance 1999, bộ phim đã giành được chiến thắng trước vô số nhà phê bình phim.
Before Sunset (2004)
Bộ phim tiếp theo trong danh sách này là phần thứ hai trong loạt phim Before Trilogy của Richard Linklater - Before Sunset. Bộ phim này được đạo diễn 9 năm sau Before Sunrise (1995), nơi một thanh niên người Mỹ Jesse (Ethan Hawke) và một phụ nữ trẻ người Pháp Celine (July Delpy) gặp nhau trên một chuyến tàu và nghỉ một đêm ở Vienna.
Trong Before Sunset, hai người tình cờ gặp lại nhau ở Paris. Jesse còn hơn một tiếng nữa để bắt máy bay, nhưng khi nhìn thấy Celine, họ đã cùng nhau lang thang khắp các con phố ở Paris. Tình yêu định hình nên cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đầu tiên của họ trong Before Sunrise đã sáng tỏ trong bộ phim này.
Khán giả dõi theo cặp tình nhân qua từng khoảnh khắc, khi họ thảo luận về cuộc sống, tình yêu và hôn nhân. Câu chuyện được người xem quan sát trong thời gian thực nên không có bất kỳ sự ngắt kết nối nào đối thoại. Linklater áp dụng kỹ thuật "thời gian thực" ở đây không chỉ để tăng cường từng khoảnh khắc mà còn để ghi lại bản chất của tình yêu đích thực.
Nick Of Time (1995)
Nick Of Time có thể không phải là một trong những bộ phim hay nhất từng được thực hiện, nhưng nó là một bộ phim kinh dị chính trị chạm đến bề nổi của nhiều vấn đề khác nhau và được tường thuật theo thời gian thực. Tuy nhiên, bộ phim đi ngược lại với các kỹ xảo thời gian thực thông thường, thông qua các cảnh quay trong mơ và chuyển động chậm.
Phim mang hơi hướng giải trí, nhất là khi khán giả chứng kiến cảnh nhân vật chính Gene Watson (Johnny Depp) âm mưu giết ông Smith (Christopher Walken). Tuy nhiên, chính kỹ xảo thời gian thực đã tạo nên thương hiệu cho Nick Of Time như một bộ phim đáng nhớ.
Gene Watson là một kế toán bình thường vừa trở về nhà sau đám tang vợ cũ. Anh cùng cô con gái 7 tuổi Lynn (Courtney Chase) từ San Diego bắt chuyến tàu Amtrak lên Los Angeles vì có một cuộc hẹn quan trọng, nhưng buổi hẹn đó đã bị lỡ vì sự xuất hiện của hai cảnh sát Smith và Jones (Roma Maffia). Thực ra đó là hai kẻ mạo danh, chúng đã bắt giữ Lynn làm áp lực, buộc Gene phải làm theo lệnh của bọn chúng.
Trong khi vắt óc tìm cách thực hiện mệnh lệnh, Gene Watson phải liên tục chạy đua với thời gian bởi đúng 13 giờ 30 phút, Lynn sẽ bị Jones bắn.
Timecode (2000)
Timecode được xây dựng từ bốn cảnh liên tục, kéo dài 90 phút, được quay đồng thời bởi bốn người quay phim (điều này được thực hiện bằng màn hình được chia thành các phần tư và bốn cảnh được hiển thị đồng thời).
Khán giả cần phải xem bộ phim ít nhất bốn lần để có thể hiểu được câu chuyện. Sau đó, người xem sẽ cần phải xem thêm nhiều lần nữa để thấy được mối liên hệ giữa các câu chuyện và thêm vài lần sau đó để hiểu Mike Figgis đã xoay sở như thế nào tạo ra "viên ngọc" này.
Timecode được làm bằng bốn đoạn phim dài và không có đoạn cắt
Timecode là một bộ phim thuần "real-time" khi phim được làm bằng bốn đoạn phim dài và không có đoạn cắt. Kỹ thuật thời gian thực và màn hình được chia phần tư mang đến cho người xem cái nhìn toàn diện về một nhóm người đang giải quyết các vấn đề về tình yêu và ly hôn. Chỉ qua hai kỹ thuật thử nghiệm này, người ta mới nhận ra cuộc sống khó khăn và phức tạp như thế nào.
Nguồn ảnh: Tổng hợp
https://KenhTinGame.Com/dem-toi-ruc-ro-chua-la-gi-so-voi-5-bi-kich-nhanh-voi-o-hollywood-co-phim-tai-hien-su-kien-tang-thuong-than-phuc-canh-thoat-nan-trong-vong-20-phut-20220420183035553.chn