Trong Thiên long bát bộ, những nhân vật nổi tiếng như Kiều Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc, Vô Danh thần tăng, Tiêu Viễn Sơn, Cưu Ma Trí, Du Thản Chi hay Huyền Từ phương trượng… đều có một điểm chung là không sử dụng vũ khí khi giao thủ. Nguyên nhân là bởi võ công của họ đã quá cao cường.
Điều này không đồng nghĩa những nhân vật sử dụng vũ khí sẽ có võ công thấp kém. Thậm chí, các loại vũ khí xuất hiện xuyên suốt tác phẩm rất phong phú về chủng loại. Thế nhưng, người sử dụng kiếm lại không nhiều. Trong đó, Mộ Dung Phục hay Thần kiếm Trác Bất Phàm đều là những cao thủ sử dụng kiếm. Hãy thử phân tích về 2 bậc thầy kiếm thuật này.
Kiếm thần Trác Bất Phàm – Thực lực bị coi thường
Trác Bất Phàm là tổng quản công bộ của Thông Thiên Giáo. Nhờ em gái Trác Mĩ Cơ là người tình của Thiết Ngũ Lang mà ông ta có cơ hội thăng quan tiến chức. Trác Bất Phàm là đệ tử của phái Nhất Tự Tuệ Kiếm. Môn phái này đã bị Thiên Sơn Đồng Lão tận diệt, chỉ duy nhất Trác Bất Phàm may mắn sống sót. Sau đó, Trác Bất Phàm có được một quyển kiếm phổ, luyện xong tự xưng là Thần Kiếm. Theo mô tả của Kim Dung: "Hắn trong lúc vô tình đạt được một vị tiền bối lưu lại kiếm pháp ở Trường Bạch Sơn, chăm học khổ luyện 30 năm, cuối cùng đem kiếm thuật tu luyện đên đại thành, tại kiếm đạo, đã có thể nói là đăng phong tạo cực." Chỉ riêng 2 cụm từ "đại thành" và "đăng phong tạo cực", tác giả đã khéo léo chứng minh thực lực của Trác Bất Phàm thực sự rất cao cường.
Dù với cái danh xưng Kiếm Thần, Trác Bất Phàm thường xuyên bị chê cười nhưng quả thực lực chiến đấu của ông không hề kém. Theo Thiên long bát bộ, Trác Bất Phàm vừa đâm ra một kiếm, trên mũi kiếm liền phun ra nuốt vào nửa thước thanh mang. Phụ cận vây xem hơn mười vị quần chúng nhao nhao trong miệng kinh hô: "Kiếm mang!". Tuy cao thủ dùng kiếm trong Thiên long bát bộ có không ít, nhưng có thể xuất ra kiếm mang là cực kỳ hiếm thấy. Nhất là kiếm mang của Trác Bất Phàm lại giống như con rắn co duỗi tự nhiên, đây càng là kỹ năng có một không hai, có thể thấy được cái tên "Kiếm Thần" không phải là danh hão.
Mộ Dung Phục – Đại hiệp được nhiều người ngưỡng mộ
Mộ Dung Phục là hậu duệ của gia đình hoàng gia nước Yên (Nam Yên, Hậu Yên, Tiền Yên) thời Thập lục quốc. Mộ Dung Phục là đại hiệp đến từ Giang Nam, võ công được xếp ngang hàng với Tiêu Phong. Hắn còn được ca tụng là thiên hạ đệ nhất anh tuấn, có tài có trí, có nhiều thủ hạ sẵn sàng bán mạng. Thậm chí trong tình tiết của truyện còn có một câu dẫn "Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung" để minh chứng cho uy danh của chàng vương tử nước Yên này ở phương Nam.
Mộ Dung Phục thành thạo nhiều loại võ thuật nhưng hiếm khi sử dụng, thay vào đó anh ta thường sử dụng tuyệt chiêu của đối thủ để chống lại họ. Những tuyệt chiêu mà Mộ Dung Phục thường xuyên sử dụng là Đẩu Chuyển Tinh Di, Đàm Thoái, Mộ Dung Kiếm Pháp, Ngũ Hổ Đoạn Môn Đao. Ngoài ra, Mộ Dung Phục còn có sở trường là sử dụng kiếm. Thực lực của Mộ Dung Phục khi dùng kiếm được đánh giá khá cao, thậm chí là nằm trong số 10 người giỏi nhất về kiếm thuật.
Mộ Dung Phục và Trác Bất Phàm, ai mạnh hơn ai?
Nhiều người cho rằng nếu Mộ Dung Phục đấu với Trác Bất Phàm thì phần thắng sẽ nghiêng về Cô Tô Mộ Dung. Bởi bên cạnh Mộ Dung Phục còn có Vương Ngữ Yên. Nàng thuộc làu làu mọi cuốn bí quyết võ công trong thiên hạ bao gồm cả bộ kiếm kinh của Vô Lượng lão nhân để lại mà Trác Bất Phàm luyện thành. Hơn nữa, Vương Ngữ Yên còn biết cách phá giải các chiêu thức, do đó, khi Mộ Dung Phục đụng độ Trác Bất Phàm thì nàng chắc chắn sẽ giúp sư huynh của mình đánh thắng.
Tuy nhiên, chúng ta đã quên mất chi tiết Trác Bất Phàm khi va chạm với Châu Nhai nhị quái liền có thể chỉ trong 1 chiêu giết chết 2 người này. Châu Nhai nhị quái cũng không phải là yếu kém, một trong hai người tùy tiện chọn lấy một người giao thủ liền có thể giết chết Chu lão đại trong 1 chiêu. Trong khi đó, khi Mộ Dung Phục đụng độ Chu lão đại, dù có thể giết Chu lão đại nhưng không thực hiện trong một chiêu. Từ đây, có thể thấy được Trác Bất Phàm có thể dễ dàng giết chết Mộ Dung Phục.
* Bài viết tổng hợp dựa trên các ý kiến chia sẻ quan điểm về những tiểu thuyết kiếm hiệp từ trang tin Sina.