Điểm chung của các bộ phim Siêu Anh Hùng do Sony sản xuất từ 2014 đến nay là gì?

Sony đã chuyển thể khá nhiều tác phẩm về những nhân vật thuộc Marvel Comics từ 2014 đến nay, vậy điểm chung của các bộ phim đó là gì?

Điểm chung của các bộ phim Siêu Anh Hùng do Sony sản xuất từ 2014 đến nay là gì?

Điểm chung của các bộ phim Siêu Anh Hùng do Sony sản xuất từ 2014 đến nay là gì?

Sau thương vụ tỷ đô khi Disney mua lại Fox, giờ đây ngoài nhà Chuột ra thì chỉ còn Sony nắm giữ bản quyền của những nhân vật thuộc Marvel Comics, đặc biệt nhất chính là thương hiệu ăn khách Spider-Man cùng những nhân vật có liên quan.

Trong quá khứ thì Marvel đã từng gặp khủng hoảng tài chính nặng nè, chính vì lẽ đó họ đã bản bán đi nhiều thương hiệu nổi tiếng. X-Men và Fantastic Four về tay 20th Century Fox, Spider-Man và Ghost Rider về tay Sony, The Hulk về tay hãng Universal còn Blade thì về tay New Line Cinema. Nắm bản quyền Spider-Man trong tay, Sony đã tạo nên huyền thoại Spider-Man Trilogy cùng rất nhiều tác phẩm khác. Tuy nhiên từ năm 2014 đến nay (thời điểm mà The Amazing Spider-Man 2 ra mắt) thì những bộ phim Siêu Anh Hùng do Sony sản xuất đều có những điểm chung vô cùng thú vị.

Điểm danh qua về những tác phẩm Siêu Anh Hùng do Sony sản xuất ra mắt từ 2014 thì chúng ta có: The Amazing Spider-Man 2 (2014), Venom (2018), Venom Let There Be Carnage (2021), Morbius (2022).

Bốn tác phẩm thuộc thể loại Siêu Anh Hùng được Sony sản xuất từ 2014 đến nay

Điểm chung đầu tiên của bốn tác phẩm trên chính là cả bốn phim đều do tự tay Sony sản xuất mà không hợp tác với bất kỳ hãng phim hay nhà sản xuất nào khác.

Tiếp theo đó chính là việc các tác phẩm do Sony sản xuất từ năm 2014 đều chị “chê tơi tả” trên các trang đánh giá phim, đặc biệt là Rotten Tomatoes. Theo đó thì cả bốn cái tên The Amazing Spider-Man 2 (2014), Venom (2018), Venom Let There Be Carnage (2021), Morbius (2022) đều nhận về đánh giá Cà Chua Thối. Đặc biệt nhất chính là Morbius vừa mới ra mắt không lâu khi nhận về 17% Cà Chua Thối từ các nhà phê bình.

Kịch bản cũng là một chi tiết cần được đề cập, khi nó được cho là điểm yếu cố hữu của các phim Siêu Anh Hùng do Sony sản xuất thời gian gần đây, có thể nói rằng bất kỳ ai ra rạp và thưởng thức những tác phẩm trên thì cũng dễ dàng nhận ra sự yếu kém trong khâu xây dựng kịch bản cũng như khai thác nhân vật sai cách. Trong khi bản thân Sony lại nắm giữ thương hiệu của một trong những Siêu Anh Hùng được yêu thích nhất thế giới là Spider-Man và các phản diện nổi tiếng có liên quan. Tuy nhiên họ lại tập trung quá nhiều vào phần kỹ xảo mà quên đi điều cốt yếu của một tác phẩm là kịch bản cùng nội dung.

Điều cuối cùng là cả bốn phim đều do dàn diễn viên (đặc biệt là các diễn viên chính) gánh còng lưng. May mắn cho Sony rằng họ đã lựa chọn những diễn viên tài năng vào các vai chính, nếu không phải nhờ diễn xuất của Andrew Garfield, Tom Hardy hay Jared Leto thì có lẽ những tác phẩm với kịch bản “lỗi thời” của Sony sẽ chẳng bao giờ có doanh thu tốt đến như vậy.

Đồng tác giả của Doraemon qua đời tại nhà riêng

tại đây.