Dragon Ball: Ngọc Rồng có còn cần thiết và chúng nên bị phá hủy?

Ngọc Rồng có lẽ là biểu tượng của loạt phim Dragon Ball, nhưng theo thời gian thì cùng với nó, loạt phim đã gặp vướng mắc rất nhiều vấn đề. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu Ngọc Rồng có còn thật sự cần thiết hay tác giả nên để nó biến mất trong cốt truyện?

Ngọc Rồng có lẽ là biểu tượng của loạt phim Dragon Ball, nhưng theo thời gian thì cùng với nó, loạt phim đã gặp vướng mắc rất nhiều vấn đề. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu Ngọc Rồng có còn thật sự cần thiết hay tác giả nên để nó biến mất trong cốt truyện?

Dragon Ball: Ngọc Rồng có còn cần thiết và chúng nên bị phá hủy?

Dragon Ball: Ngọc Rồng không còn cần thiết và nên bị phá hủy?

Ngọc Rồng, khi nhắc đến thứ này chắc chắn ai trong chúng ta cũng nghĩ ngay đền loại phim đình đám Dragon Ball cũng như bộ truyện gắn liền với tuổi thơ bao thế hệ. Cái tên Dragon Ball dịch ra cũng chính là Ngọc Rồng, nó đã trở thành một thành phần không thể thiếu của bộ phim. Nhưng theo thời gian thì ảnh hưởng của Ngọc Rồng trong Dragon Ball không còn như trước kia nữa, và bản thân nó cũng xuất hiện rất nhiều vấn đề ảnh hưởng xấu đến cốt truyện cùng diễn biến của phim. Cùng Game4V tìm hiểu về các nhược điểm của Ngọc Rồng để chúng ta tự quyết định xem những viên cầu này có nên bị phá hủy mãi mãi.

1. Với Ngọc Rồng thì cái chết chẳng còn ý nghĩa

Chắc chúng ta đã quá que với việc các nhân vật trong Dragon Ball hồi sinh như cơm bữa, đặc biệt là nhân vật chính Goku, số lần anh chết chắc phải hơn một bàn tay, và đó cũng là số lần anh được hồi sinh bằng cách này hay cách khác, nhưng phần lớn vẫn là nhờ tác dụng của Ngọc Rồng. Với việc cứ hồi sinh đi hồi sinh lại như vậy thì cái chết của Goku có vẻ hơi “nhạt nhẽo” và chẳng để lại một chút gì đọng lại khi mà khán giả biết rằng rồi kiểu gì cũng hồi sinh. Hơn nữa ngọc Rồng còn hồi sinh luôn các ác nhân trong bộ phim, và chúng ta sẽ có tái đấu season 2, tái đấu season 3, điều này chứng minh cho việc tác giả ngày càng thiếu ý tưởng và góp một phần không nhỏ trong việc làm nhạt bộ phim.

Dragon Ball: Ngọc Rồng có còn cần thiết và chúng nên bị phá hủy?

Goku được Rồng Thần hồi sinh chán chê trong Dragon Ball

2. Có quá nhiều loại Ngọc Rồng cùng Rồng Thần

Có rất nhiều Ngọc Rồng đã được tạo ra trong Dragon Ball, thậm chí không tính đến các mạch truyện diễn ra bên ngoài cốt truyện chính. Các viên Ngọc rồng ban đầu được tạo ra bởi Kami, các viên Balls Namekian do Elder Guru tạo ra, các viên Super Dragon Balls được sử dụng làm động lực cho Giải đấu Quyền lực và các viên Ngọc rồng do Dende tạo ra.

3. Cốt truyện sẽ liên tục lặp lại

Như mình đã nói ở trên, với Ngọc Rồng thì cốt truyện sẽ liên tục bị lặp đi lặp lại. Việc tạo ra Ngọc Rồng của tác giả Toriyama Akira vừa có lợi lại vừa có hại. Lợi ích là tác giả sẽ dùng Ngọc Rồng để sửa sai những chi tiết mà ông cho rằng không phù hợp, ví dụ hồi sinh Goku hoặc ai đó chẳng hạn. Nhưng mặt hại là tác giả đã quá lạm dụng nó là khiến cốt truyện lặp lại nhiều lần, các đối thủ cũ cứ chết đi rồi lại được hồi sinh, điển hình là Frieza, thậm chí tác giả cũng sẽ mag Cell trở lại nếu ông không chia sẻ rằng những cái đốm của Cell quá mất thời gian để vẽ.

Frieza từng được Ngọc Rồng hồi sinh và là con cưng của tác giả Dragon Ball

Và có vẻ như Toriyama Akira cũng đã nhận ra sai lầm của bản thân về việc quá lạm dụng Ngọc Rồng, vì vậy trong Arc mới với phản diện chính là Moro, ông đã không sử dụng bất kì chi tiết nào liên quan đến Ngọc Rồng. Điều này sẽ giúp cho trí sáng tạo được phát huy và không phải gò bó về cốt truyện chỉ xoanh quanh việc tranh chấp những viên Ngọc Rồng nữa. Nói chung lại là những viên Ngọc Rồng nên bị phá hủy trong các phần phim tương lai và giúp cho Dragon Ball mở ra thêm nhiều hướng đi mới.

One Punch Man: Garou rất giống với Vegeta

tại đây.