Drama 'siêu to khổng lồ' liên quan đến việc Sony bóc lột nhân viên đồ họa sau thành công của Spider-Man: Across the Spider-Verse

Không ngờ thành công của Spider-Man: Across the Spider-Verse lại dựa trên sự bóc lột kinh khủng của Sony đối với các nhân viên đồ họa.

Không ngờ thành công của Spider-Man: Across the Spider-Verse lại dựa trên sự bóc lột kinh khủng của Sony đối với các nhân viên và dẫn đến drama “siêu to khổng lồ” như hiện tại.

Chẳng ai có thể phủ nhận được thành công của Spider-Man: Across the Spider-Verse và định hướng đúng đắn của Sony, nhưng không ngờ rằng đằng sau ánh hào quang lại là câu chuyện đầy đen tối. Theo đó mới đây Sony đã vướng phải drama vô cùng lớn liên quan đến vấn đề bóc lột nhân viên và khiến hơn 100 người phải dứt áo ra đi.

Những thông tin sơ lược đã được công bố như sau:

  • 1. Đã có 100 nhân viên thiết kế hoạt hình phải rời bỏ dự án trước khi nó kịp hoàn thành. Deadline mà Sony dồn lên họ là quá sức chịu đựng: phải thiết kế lại các cảnh đã dựng xong tối thiểu 5 lần, làm việc 11 tiếng liên tục/ngày và duy trì trạng thái này 7 ngày/tuần.
  • 2. Một nhân viên cho biết biên kịch phim là Phil Lord đã “đấu đá” với chính Sony xuyên suốt quá trình sản xuất, trong đó có lần tới phút cuối Phil lại quay xe, viết lại kịch bản của phim. Nhà sản xuất phim là Amy Pascal đã bác bỏ báo cáo này, nhưng cho biết đã có các thời điểm phim phải tạm dừng để sửa lại mạch truyện cũng như khâu hình ảnh.
  • 3. Amy Pascal đáp trả lời phàn nàn về deadline của các nhân viên thiết kế hoạt hình: “Chào mừng đến với quy trình làm một bộ phim.”
  • 4. Sony được báo cáo là đã hạ thấp mức lương chi trả cho các nhân viên thiết kế hoạt hình. Báo cáo này sau đó đã bị chính Sony bác bỏ.

Đông đảo các thành viên của đoàn làm phim Across the Spider-Verse – từ họa sĩ cho đến các giám đốc sản xuất với 5 đến hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp hoạt hình – đã miêu tả quá trình thực hiện dự án với kinh phí 150 triệu đô của Sony là một quá trình gian nan độc nhất vô nhị, khi mà phim liên tục bị tái xét duyệt và tái chỉnh sửa, dẫn đến việc khoảng 100 họa sĩ đã rời bỏ trước khi dự án hoàn thành.

Drama 'siêu to khổng lồ' liên quan đến việc Sony bóc lột nhân viên đồ họa sau thành công của Spider-Man: Across the Spider-Verse

Drama liên quan đến việc Sony bóc lột nhân viên đồ họa sau thành công của Spider-Man: Across the Spider-Verse

Tuy đại tu là một quy trình tiêu chuẩn trong sản xuất hoạt hình, thông thường, đa số các sửa đổi sẽ được thực hiện ở những giai đoạn phát triển và lên storyboard ban đầu. Song các thành viên đoàn phim Across the Spider-Verse lại phải chỉnh sửa những phân cảnh hoạt hình đã được duyệt, gây nên tình trạng dồn ứ công việc cho một loạt các tổ phụ trách các khâu về sau.

Bốn cựu thành viên của đoàn làm phim đã đồng ý lên tiếng về cuộc chạy nước rút để hoàn thành Across the Spider-Verse sau 3 năm phát triển và sản xuất. Sự hỗn loạn và cấp bách của quãng thời gian này được cho là hậu quả của phong cách quản lý của Phil Lord và Chris Miller – hai nhà biên kịch/đạo diễn/nhà sản xuất đứng đằng sau hàng loạt các bộ phim hoạt hình thành công như Cloudy With a Chance of Meatballs, Lego Movie, Spider-Man: Into the Spider-Verse, The Mitchells vs. The Machines, và Across the Spider-Verse.

Các họa sĩ được thuê vào mùa xuân năm 2021 đã ngồi không từ 3 tới 6 tháng trong lúc Phil Lord sửa đổi bố cục của phim – trong đó gồm giai đoạn tạo phiên bản 3D từ storyboard. Kết quả là sau đó, các họa sĩ phải làm việc hơn 11 tiếng/ngày, 7 ngày/tuần trong suốt hơn 1 năm để kịp bù cho khoảng thời gian chết này, và bị ép phải vẽ đi vẽ lại storyboard tới năm lần cho giai đoạn render cuối cùng. Phim được dự kiến ra mắt vào tháng Tư năm 2022, nhưng sau đó bị đẩy tới tháng Mười cùng năm, và cuối cùng là tới tháng Sáu năm 2023.

Dù chất lượng phim của các ông lớn là khác nhau nhưng bản chất bóc lột không thay đổi

Các giám đốc của Sony đã phủ nhận những tuyên bố về phong cách quản lý của Phil Lord. Amy Pascal – cựu chủ tịch của Sony Pictures Entertainment nói rằng có hơn 1000 họa sĩ và kỹ thuật viên cùng thực hiện Across the Spider-Verse, nên việc 100 người rời bỏ dự án khổng lồ này không phải là chuyện lạ. Bà đồng thời thừa nhận trong quá trình thực hiện đã diễn ra nhiều lần đại tu cả cốt truyện lẫn hình ảnh phim. Bà nói rằng, “Một trong những điều tuyệt vời của việc làm phim hoạt hình chính là ta có thể làm đi làm lại cho tới khi đạt được kết quả ưng ý. Nếu vẫn chưa tới thì phải tiếp tục cho đến khi tới thì thôi.”

Phản hồi lại ý kiến của các nhân viên cảm thấy nhụt chí khi phải làm lại bản render cuối tới năm lần, bà nói, “Chào mừng đến với quy trình làm phim.” Hiệp hội Hoạt Hình mới gần đây đã tái thương lượng một thỏa thuận với Sony Pictures Animation và đã thành công tăng mức lương của các nhân viên tiền kỳ lên mức tối thiểu. Tuy nhiên, Sony Pictures Imageworks – một nhánh độc lập được Sony Pictures Animation thuê để thực hiện các khâu hoạt hình physical – vẫn là một xưởng phim không thuộc hiệp hội (tức là các nhân viên ở đây có khả năng không được hưởng quyền lợi từ thỏa thuận trên và vẫn phải làm việc với mức lương dưới trung bình).

Top 10 anime được xem nhiều nhất tuần qua (24/06/2023)

tại đây.