Tây Du Ký 1986 thuộc danh tác được chuyển thể thành phim thành công nhất ở Trung Quốc. Theo đó, Tây Du Ký dẫn đầu về thành tích chiếu lại trên màn ảnh nhỏ với hơn 3.000 lần. Khảo sát của CCTV năm 1987 cho thấy phim đạt tỷ suất khán giả 89,4%.
Dù là nguyên tác của Trung Quốc nhưng Nhật Bản lại là đất nước đầu tiên đưa 4 thầy trò Đường Tăng lên phim. Phiên bảnTây Du Kýcủa Nhật năm 1978 có nhiều điểm rất bất ngờ.
Tây Du Ký năm 1978 do 2 đài truyền hình lớn đầu tư sản xuất với tổng vốn đầu tư lên tới 1 tỷ yên (khoảng gần 20 tỷ VNĐ), nằm trong top cao nhất ở thời điểm đó. Phim được đầu tư chỉn chu về hiệu ứng hình ảnh bởi chuyên gia nổi tiếng của điện ảnh Nhật Bản là Nakano Akira, Takano Koichi (đạo diễn của series Ultraman).
Đặc biệt, vai Đường Tăng ở phiên này do nữ diễn viên Natsume Masako thủ vai. Nhân vật Đường Huyền Trang của Natsume Masako được khán giả Nhật Bản yêu thích bởi cách nhẹ nhàng, nhã nhặn. Nhà sản xuất giải thích về việc lựa chọn phụ nữ vào vai Đường Tăng nhằm thể hiện vẻ đẹp cao quý của nhân vật này.
Vai diễn thành công của Natsume Masako đã tạo tiền đề để các phiên bản Tây Du Ký sau này do Nhật Bản sản xuất cũng sử dụng diễn viên nữ đóng vai Đường Tăng. Ngoài Natsume Masako, nhiều vai diễn khác trong phim như vai Phật Tổ Như Lai cũng do diễn viên nữ đảm nhận.
Natsume Masako theo nghiệp diễn xuất ngay từ còn đi học, từng giành giải Nữ diễn viên chính xuất sắc với các phim: The Catch (1981), Time and Tide (1983) của Nhật Bản. Nữ diễn viên lúc này đã là ngôi sao nổi tiếng ở cả ba lĩnh vực: điện ảnh, truyền hình, quảng cáo. Cô sở hữu gương mặt xinh đẹp, nét đẹp vừa cổ xưa vừa hiện đại nên được rất nhiều khán giả yêu thích. Nhân vật Đường Huyền Trang của Natsume Masako được yêu thích bởi tính cách nhẹ nhàng, nhã nhặn.
Có thể nói, Masako Natsume không chỉ là một mỹ nhân xinh đẹp, mà còn là niềm tự hào của ngành điện ảnh, truyền hình Nhật Bản lúc bấy giờ. Đáng tiếc là nữ diễn viên đã qua đời khi mới 27 tuổi vì bệnh hiểm nghèo.
Bên cạnh đó, hình tượng Tôn Ngộ Không ít lông hơn bản Trung Quốc, Trư Bát Giới, Sa Tăng được tạo hình giống với con người so với bản kinh điển.
Sau khi phát sóng tại Nhật, tác phẩm đón nhận được sự yêu thích nồng nhiệt từ khán giả nên nhà sản xuất đã bắt tay thực hiện phần 2. Trước sự thành công đó, các nước Anh, Úc,... cũng mua bản quyền phát sóng.
Thế nhưng, sau khi chiếu tại trên đài Trung ương Trung Quốc CCTV được 3 tập đã bị buộc ngừng phát sóng vì chịu nhiều chỉ trích khi quá xa rời nguyên tác. Đây cũng là nguyên nhân khiến Trung Quốc quyết định phải sản xuất một phiên bản khác, bám sát nguyên tác nhất có thể. Dự án Tây Du Ký được giao cho nữ đạo diễn Dương Khiết và thành công vang dội vào năm 1986.