Gần 1 thế kỷ nỗ lực, vì sao phim siêu anh hùng vẫn chẳng bao giờ “có cửa” với Oscar?

Trong hơn 80 năm kể từ ngày chương trình trao giải Oscar lần đầu tiên ra mắt, khán giả vẫn như hòn vọng phu trông chờ một điều kỳ diệu với phim siêu anh hùng nhưng đợi hoài chẳng thấy.

Các giải thưởng được công bố tại đêm trao giải Oscar không gây quá nhiều ngạc nhiên bởi khán giả cũng hoàn toàn có thể dự đoán được những bộ phim đang được ưu ái. Ngoại trừ việc thỉnh thoảng vẫn có một số tranh cãi nổ ra khi những bộ phim có doanh thu ấn tượng lại về tay trắng. Những tranh cãi này thường đến từ cộng đồng những người hâm mộ phim siêu anh hùng. Các fan Marvel hay fan DC đều có chung một nỗi niềm buồn bực khi bộ phim yêu thích luôn bị coi là "con ghẻ" của giải thưởng Hàn lâm cao quý Oscar.

Gần 1 thế kỷ nỗ lực, vì sao phim siêu anh hùng vẫn chẳng bao giờ “có cửa” với Oscar? - Ảnh 1.
Gần 1 thế kỷ nỗ lực, vì sao phim siêu anh hùng vẫn chẳng bao giờ “có cửa” với Oscar? - Ảnh 2.

Kể từ khi thành lập, Viện Hàn lâm đã trao tổng cộng 3.096 giải thưởng tuy nhiên trong số đó chỉ có 7 bộ phim anh hùng đã từng giành được Oscar. Điều này khiến khán giả chán nản và dần không còn hứng thú với lễ trao giải Oscar nữa, vậy lý do tại sao phim siêu anh hùng luôn yếu thế tại giải thưởng Hàn lâm cao quý nhất?

Phim siêu anh hùng chỉ là một cỗ máy kiếm tiền "rỗng tuếch"?

Khán giả luôn cảm thấy không bằng lòng với Viện Hàn lâm khi năm nào cũng gạch tên phim anh hùng ra khỏi giải thưởng Oscar. Nếu may mắn được giải thì cũng chỉ là những hạng mục "tôm tép", mang tượng vàng về đúng chỉ để cho vui cửa vui nhà. Có thể kể đến các hạng mục mà sinh ra chỉ để cho phim siêu anh hùng như Visual Effects (Hiệu ứng hình ảnh), Sound Editing (Chỉnh sửa âm thanh), Cinematography (Quay phim) hay giải Best Makeup and Hairstyle (Trang điểm và làm tóc đẹp nhất).

Tuy nhiên, hạng mục mà mọi khán giả cũng như hãng làm phim trông đợi được xướng tên là Best Picture (Phim hay nhất), Best Director (Đạo diễn xuất sắc nhất), Best Actor (Nam diễn viên xuất sắc nhất) và Best Actress (Nữ diễn viên xuất sắc nhất) thì lại gần như không bao giờ đến lượt phim siêu anh hùng.

Gần 1 thế kỷ nỗ lực, vì sao phim siêu anh hùng vẫn chẳng bao giờ “có cửa” với Oscar? - Ảnh 3.

Biệt đội siêu anh hùng Avengers tiền nhiều để làm gì khi đợi hoài một danh vọng thực sự?

Trước khi vội trách hội đồng đánh giá thì hãy nhớ đến tiêu chí trao giải thưởng của Viện Hàn lâm. Những bộ phim hái ra tiền tỷ, fan đông khắp năm châu bốn bể cũng chưa chắc là một bộ phim hay theo thang điểm giải Oscar, chính xác thì thành công về mặt tài chính không được cộng điểm ưu tiên. Những thành viên của Viện Hàn lâm vốn đi theo lối suy nghĩ và đánh giá rất truyền thống. Thể loại mà họ luôn yêu thích chính là những bộ phim drama kịch tính, đặc biệt là phim về lịch sử, tiểu sử và thường ưu ái những phim về Hollywood hoặc các nghệ sĩ. Mà những thể loại này thì khó mà trở thành bom tấn ngoài rạp, khán giả thường bỏ qua những bộ phim này nên đến ngày trao giải, thấy bộ phim "lạ hoắc" được xướng tên thì lại bực tức không hiểu tại sao.

Hơn nữa, nội dung của phim siêu anh hùng vốn không có gì đặc sắc. Cốt truyện phim được xây dựng lên từ truyện tranh vốn chẳng có gì mới lạ, người xem hoàn toàn đoán được là sẽ có hai phe người xấu và anh hùng, kết thúc thì sẽ luôn luôn là phe chính diện thắng. Chính vì lẽ đó, đất diễn của các diễn viên không nhiều khi chủ yếu chỉ là những màn khoe cơ bắp, đánh nhau túi bụi, bay nhanh như chớp chẳng kịp nhìn mặt hay thậm chí đeo mặt nạ. Nên thật khó để Viện Hàn lâm có thể trao giải thưởng Diễn viên xuất sắc nhất giữa một rừng các bộ phim drama ý nghĩa khác.

Gần 1 thế kỷ nỗ lực, vì sao phim siêu anh hùng vẫn chẳng bao giờ “có cửa” với Oscar? - Ảnh 6.

Các bộ phim siêu anh hùng vẫn luôn là "con ghẻ" của giải Oscar?

Tiếp đến là hạng mục Best Picture (Phim hay nhất) cũng là một điều không tưởng với phim siêu anh hùng. Các bộ phim hiện nay dùng quá nhiều CGI, thậm chí dùng từ đầu đến cuối phim. Dùng CGI thì không có gì xấu, đây vốn là đặc sản của dòng phim công lý cũng như "con mồi" hút bạc tỷ tại rạp. Tuy nhiên Viện Hàn lâm thì đánh giá thấp CGI, việc bộ phim thể hiện ra mình là một đại gia đồ họa sẽ chỉ mang về được giải Visual Effects (Hiệu ứng hình ảnh) hay Cinematography (Quay phim). Còn giải Best Picture (Phim hay nhất) sẽ thường để dành cho những bộ phim không đề cao yếu tố CGI, thay vào đó là bối cảnh thực và góc quay nghệ thuật.

Gần 1 thế kỷ nỗ lực, vì sao phim siêu anh hùng vẫn chẳng bao giờ “có cửa” với Oscar? - Ảnh 7.

Green book - bộ phim thắng giải Oscar 2019 cho hạng mục Best Picture

Các bộ phim siêu anh hùng vốn luôn bị dán mác là phim dành cho trẻ con và người xem cũng luôn mang suy nghĩ này khi ra ngoài rạp thưởng thức. Mặc dù hiện tại dòng phim siêu anh hùng đang phát triển theo định hướng dành cho người lớn thì cũng phải mất một khoảng thời gian nữa để thay đổi định kiến phim "vô nghĩa" của Viện Hàn lâm.

Cán cân doanh thu tiền tỷ và giải Oscar liệu có là tham vọng xa với cho phim siêu anh hùng?

Trong số rất nhiều những bộ phim siêu anh hùng được ra mắt thì chỉ có lèo tèo vài bộ phim được lọt vào mắt xanh của hội đồng đánh giá là Superman IV: The Quest for Peace (Siêu Nhân Phần 4: Sứ Mệnh Hòa Bình), Batman and Robin (Người Dơi và Robin), Hulk (Người Khổng Lồ Xanh). Tuy nhiên những bộ phim này cũng chỉ lọt qua vòng gửi xe, bước vào vòng cân nhắc chứ chưa hề được coi là bộ phim sẽ có yếu tố giành được tượng vàng Oscar. Mặc dù gặp thất bại vì việc liên tục bị hội đồng hạ thấp chất lượng con cưng nhưng các hãng phim vẫn tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch sản xuất các bộ phim siêu anh hùng. Có một điều mà chúng ta có thể thấy rõ, chất lượng các bộ phim siêu anh hùng hiện đang được nâng lên đáng kể, điều các ông trùm như Kevin Feige nhắm tới không chỉ còn dừng lại ở mặt thành công tài chính nữa mà còn là đam mê danh vọng thực sự ở giải thưởng cao quý.

Gần 1 thế kỷ nỗ lực, vì sao phim siêu anh hùng vẫn chẳng bao giờ “có cửa” với Oscar? - Ảnh 8.

Superman IV: The Quest for Peace ...

Gần 1 thế kỷ nỗ lực, vì sao phim siêu anh hùng vẫn chẳng bao giờ “có cửa” với Oscar? - Ảnh 9.

Batman and Robin ...

Gần 1 thế kỷ nỗ lực, vì sao phim siêu anh hùng vẫn chẳng bao giờ “có cửa” với Oscar? - Ảnh 10.

và Hulk đều là những bộ phim từng được hội đồng đánh giá cân nhắc

Với 9 bộ phim liên quan đến chủ đề siêu anh hùng được ra rạp trong năm 2019, rất nhiều fan lạc quan hy vọng rằng đây sẽ là một năm mà những bộ phim anh hùng đảo ngược lịch sử và thống trị Oscar. Avengers: Endgame (Avengers: Hồi Kết) và Joker (Gã Hề) đều là những bộ phim đang mang niềm hy vọng rất lớn của nhà sản xuất. Trong khi hạng mục Visual Effects (Hiệu ứng hình ảnh) đang được tin đến 99% là xướng tên nhà Marvel thì các fan DC lại mang một niềm tin lớn lao hơn vào hạng mục Best Picture (Phim hay nhất) cho thành phố Gotham kinh dị của Joker.

Tuy nhiên cũng khó để nói trước điều gì khi Doctor StrangeDeadpool trước đây đều được đánh giá cao ở kịch bản chuyển thể nhưng lại ra về tay trắng. Trong khi đó, Suicide Squad - bộ phim "flop" của nhà DC lại mang về giải thưởng Oscar trong sự ngỡ ngàng của người hâm mộ, mặc dù đó chỉ là hạng mục Best Makeup and Hairstyle (Trang điểm và làm tóc đẹp nhất). Còn Black Panther (Chiến Binh Báo Đen) lại mang về những hạng mục không mấy quan trọng là Costume Design (Thiết kế trang phục), Music (Âm nhạc) và Production Design (Thiết kế sản xuất).

Gần 1 thế kỷ nỗ lực, vì sao phim siêu anh hùng vẫn chẳng bao giờ “có cửa” với Oscar? - Ảnh 11.

Avengers: Endgame ...

Gần 1 thế kỷ nỗ lực, vì sao phim siêu anh hùng vẫn chẳng bao giờ “có cửa” với Oscar? - Ảnh 12.

và Joker đều là những bộ phim được hy vọng làm nên chuyện ở Oscar

Gần 1 thế kỷ nỗ lực, vì sao phim siêu anh hùng vẫn chẳng bao giờ “có cửa” với Oscar? - Ảnh 13.

Suicide Squad thắng giải Best Makeup and Hairstyle

Gần 1 thế kỷ nỗ lực, vì sao phim siêu anh hùng vẫn chẳng bao giờ “có cửa” với Oscar? - Ảnh 14.

Black Panther thắng 3 giải Oscar cho những hạng mục nhỏ

Tuy nhiên các bộ phim siêu anh hùng không phải lúc nào cũng là "hố đen". Trong quá khứ The Dark Knight (Hiệp Sĩ Bóng Đêm - 2008) đã được đề cử 8 giải Oscar trong đó thắng 2 giải là Diễn viên phụ xuất sắc nhất cho vai diễn Joker và Chỉnh sửa âm thanh tốt nhất. Logan (Người Sói - 2017) được đề cử cho Kịch bản chuyển thể hay nhất.

Gần 1 thế kỷ nỗ lực, vì sao phim siêu anh hùng vẫn chẳng bao giờ “có cửa” với Oscar? - Ảnh 15.

Vai diễn Joker của Heath Ledger đã giúp anh mang về giải Oscar Diễn viên phụ xuất sắc nhất

Trong hơn 80 năm qua, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh đã phát hành các đề cử Oscar cho những thành tích xuất sắc trong các hạng mục phim ảnh khác nhau. Các bộ phim được xem xét cho các hạng mục từ Best Director (Đạo diễn xuất sắc nhất) đến Best Costume Design (Thiết kế trang phục đẹp nhất). Giải Oscar lần thứ 92 sẽ mở cửa cho khán giả tham gia vote các hạng mục đề cử vào ngày 2 tháng 1 năm 2020 và công bố kết quả vào ngày 9 tháng 2 năm 2020.

Gần 1 thế kỷ nỗ lực, vì sao phim siêu anh hùng vẫn chẳng bao giờ “có cửa” với Oscar? - Ảnh 16.

Cùng đợi xem ai sẽ được vinh danh

Tạm kết

Trang phục nhân vật cần đa dạng hơn, định hướng kịch bản cần rõ ràng, mới lạ hơn, lời thoại ý nghĩa cũng như diễn xuất cần phải mô tả được tâm lý nhân vật là những điều mà phim siêu anh hùng cần cải thiện trong thời gian tới nếu thực sự muốn làm nên chuyện lớn ở đấu trường Oscar.