Gia Cát Lượng bồi dưỡng 2 người thừa kế, một người làm tiêu hao quốc lực Thục Hán, một người khiến Thục Hán diệt vong

Gia Cát Lượng rất thông minh, nhưng không có nghĩa là ông không phạm sai lầm, trong đó, sai lầm lớn nhất của ông là bồi dưỡng nên hai người, mà hai người này lại góp phần khiến Thục Hán diệt vong, triệt để chặt đứt tương lai của “quốc gia” này.

Ai hiểu lịch sử Tam Quốc đều biết, nếu không có Gia Cát Lượng, e là Thục Hán khó có thể có cho mình được 1/3 thiên hạ.

Gia Cát Lượng hiểu biết về quân sự, biết tính kế sách bày mưu lược, sau khi được Lưu Bị chiêu mộ, ông luôn trung thành, một lòng một dạ với Thục Hán, những cống hiến của ông với Thục Hán là điều không thể phủ nhận.

Gia Cát Lượng bồi dưỡng 2 người thừa kế, một người làm tiêu hao quốc lực Thục Hán, một người khiến Thục Hán diệt vong - Ảnh 1.

Người thứ nhất chính là Khương Duy. Khương Duy luôn được Gia Cát Lượng bồi dưỡng như một người thừa kế của mình. Khương Duy khi ở Lương Châu đã bình định được những dân tộc thiểu số sống xung quanh, thúc đẩy phát triển mọi mặt ở khu vực này.

Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Khương Duy lên kế thừa. Sau khi nhậm chức, ông muốn tiếp tục sự nghiệp mà Gia cát Lượng chưa hoàn thành, vì vậy đã tiếp tục Bắc phạt, trong khoảng thời gian 10 năm, tổng cộng tiến hành 8 lần, liên tiếp làm hao tổn nhân lực và tài lực của Thục Hán.

Thục Hán sau đó, bách tính phải vác trên vai những gánh nặng nhọc nhằn, vất vả hơn, bản thân Khương Duy vì muốn xoay sở được nhiều "vốn" hơn nên đã cho tăng thuế, bách tính ngày càng lầm than, khổ sở, đây là một phần nguyên nhân khiến Thục Hán diệt vong nhanh hơn.

Gia Cát Lượng bồi dưỡng 2 người thừa kế, một người làm tiêu hao quốc lực Thục Hán, một người khiến Thục Hán diệt vong - Ảnh 2.

Người thứ hai là con trai của ông, Gia Cát Chiêm. Gia Cát Chiêm tư chất bình thường, tài năng có hạn. Khi Đặng Ngải đánh Thục Hán, Gia Cát Chiêm nghe theo ý kiến của người khác, không kháng cự lại được Đặng Ngải, cuối cùng trận bại người mất.

Sau khi Gia Cát Chiêm bại trận, thành Miên Trúc thất thủ, điều này đem lại đả kích lớn cho Thục Hán, Lưu Thiện trong tình thế bất lực, chỉ có thể đầu hàng, trực tiếp dẫn tới sự diệt vong của Thục quốc.

Gia Cát Lượng về phương diện nhìn người không thể bằng Lưu Bị. Nếu Gia Cát Lượng có thể giỏi nhìn người như Lưu Bị, bồi dưỡng được ra cho mình người thừa kế xứng đáng, vậy thì Thục Hán có lẽ đã không diệt vong nhanh tới vậy.