Hellbound: Không thể tin Hàn Quốc dám làm phim phản cảm xuất sắc đến thế này!

Gây ức chế gấp nhiều lần Squid Game, Hellbound là một tác phẩm xuất sắc - nhưng cũng vô cùng mãnh liệt - từ đạo diễn của Train to Busan.

Nếu coi sự bạo lực, nhạy cảm và đáng sợ của Squid Game là 5 điểm, thì Hellbound (Bản Án Từ Địa Ngục) chắc chắn nhận điểm 10. Series mới nhất đến từ đạo diễn Yeon Sang Ho (Train to Busan) là minh chứng khẳng định không có một ranh giới nào mà truyền hình Hàn Quốc không dám vượt, cho dù đó là hình ảnh một bà già bị đánh đập đến chết hay người phụ nữ bị “hành hình”, thiêu sống trước sóng livestream.

Chuyển thể từ webtoon cùng tên, Hellbound chính là một tác phẩm xuất sắc mà gai góc của truyền hình Hàn, thậm chí có thể coi là phản cảm nhất từ trước đến nay với hàng loạt hình ảnh gây sốc.

Hellbound: Không thể tin Hàn Quốc dám làm phim phản cảm xuất sắc đến thế này! - Ảnh 1.

Được cài cắm chặt chẽ giữa bạo lực thực tế và concept siêu nhiên, Hellbound khiến người xem phải tự đặt ra những câu hỏi về cái chết, công lý và đức tin - tôn giáo.

Hieuthuba

Sẽ ra sao nếu một hiện tượng kỳ bí xảy ra khiến đức tin của con người thay đổi? Liệu đức tin ấy sẽ thay đổi theo chiều hướng nào?

Chỉ trong vài phút mở đầu, Hellbound vượt mặt Squid Game về mức độ bạo lực. Một người đàn ông run rẩy ngồi trong quán cà phê, chốc chốc lại kiểm tra giờ trên điện thoại. Từ thinh không, 3 con quỷ kỳ dị xuất hiện, truy sát người đàn ông này một cách dã man. Anh ta bị cào xé, máu bắn be bét lên những chiếc xe trên đường. Sau đó, 3 con quỷ kia lao vào tấn công người đàn ông này trước khi thiêu sống anh ta giữa phố thành tro bụi.

Hellbound: Không thể tin Hàn Quốc dám làm phim phản cảm xuất sắc đến thế này! - Ảnh 3.

Chỉ trong vài phút mở đầu, Hellbound vượt mặt Squid Game về mức độ bạo lực.

Hieuthuba

Trong Hellbound, một số người bất ngờ nhận được “cáo thị" - khi một thế lực kỳ lạ xuất hiện và thông báo đúng thời khắc họ sẽ bị “kéo xuống địa ngục". Khi thời điểm ấy đến, nạn nhân bị giết hại dã man bởi quỷ dữ rồi bị thiêu sống.

Nhiều người sẽ coi đây là thảm hoạ, là tai ương, là tội ác tột cùng. Jin Soo (Yoo Ah In) có cách nghĩ khác. Lợi dụng những sự kiện siêu nhiên này, hắn ta gán ghép vào nó lý tưởng về “sự trừng phạt của Chúa”. Khi hệ thống hành pháp, luật pháp không thể khiến con người thoả mãn, sự trừng phạt của Chúa trời trở thành “thành trì" cuối cùng cho sự khát khao công lý, bình đẳng. Ở Hellbound, mọi tình tiết được đẩy tới tận cùng để những phẩm chất xấu xí, điên cuồng nhất của con người bị lột trần. Trong giới hạn của bộ phim, mọi thứ chỉ xoay quanh xã hội Hàn Quốc.

Với sự tiên tiến của công nghệ và mạng xã hội, những kẻ cuồng tín trong Hellbound có thêm cơ hội để tung hoành và truyền bá thông tin. Chúng “truy cùng giết tận” những ai được coi là “tội đồ” trong mắt Chúa, thậm chí hành hình dã man những người dám đứng lên chống lại.

Sự phản cảm mang tính thời sự

Đến một thời điểm, sự tàn bạo của những thế lực siêu nhiên trong Hellbound dần lu mờ, khi những hành động của người với người trong phim (dưới danh nghĩa của đức tin và tôn giáo) mới là thứ dã man nhất.

Hellbound: Không thể tin Hàn Quốc dám làm phim phản cảm xuất sắc đến thế này! - Ảnh 6.

Một người phụ nữ không chồng nhưng có hai con bất ngờ nhận được “cáo thị”. Cô khẩn thiết tìm đến chính quyền và giáo phái kia để tìm cách giúp đỡ. Đổi lại, giáo phái đề nghị được livestream cái chết của cô như một buổi “thỉnh giảng từ Chúa” với mức giá 3 tỷ won. Chính quyền cũng không thể làm gì. Thiên hạ kéo đến xem cảnh người phụ nữ xấu số bị hành hình dã man và bị thiêu sống. Họ chửi rủa, mong cầu cho cô sẽ bị đày ải mãi mãi dưới địa ngục vì tin rằng cô là “tội đồ” trong mắt Chúa. Không ai biết cô thực sự có phạm tội gì hay không.

Còn nhiều hơn thế những cảnh phim kinh dị, tàn nhẫn được mô phỏng và thể hiện trong Hellbound. Sự tàn nhẫn đó không chỉ mang tính chất giải trí của một bộ phim thông thường. Đó là sự tàn nhẫn gây ám ảnh của loài người, vì nó hoàn toàn có thể xảy ra ở đời thực.

Tác giả và đạo diễn của Hellbound muốn khai thác những góc tối nhất của xã hội Hàn Quốc đương đại thông qua một bộ phim đậm màu sắc siêu nhiên, kỳ ảo. Sử dụng sự hiện diện của những “con quỷ địa ngục”, Hellbound tạo ra một “cuộc đối đầu” giữa hai thế cực có chung mục đích.

Tác giả và đạo diễn của Hellbound muốn khai thác những góc tối nhất của xã hội Hàn Quốc đương đại thông qua một bộ phim đậm màu sắc siêu nhiên, kỳ ảo. Sử dụng sự hiện diện của những “con quỷ địa ngục”, Hellbound tạo ra một “cuộc đối đầu” giữa hai thế cực có chung mục đích.

Hieuthuba

Trong những tập đầu tiên, thủ lĩnh tà giáo Jin Soo trực tiếp đối đầu với Ik June (Jin Kyung Hun) - một viên cảnh sát chính trực. Cả hai đều tin vào những quyền lực tối thượng hơn: hoặc là Chúa, hoặc là chính quyền. Họ tin rằng, có một thế lực lớn hơn họ mới là người định đoạt ai đúng - ai sai. Trong khi cật lực phủ nhận sự công bằng trong lý tưởng của đối phương, họ cũng không thể gìn giữ niềm tin bất khuất với lý tưởng của chính mình. Đây là một sự phản nghịch thú vị và cực kỳ thông minh của Hellbound.

Yoo Ah In hoàn toàn xuất sắc như một “thủ lĩnh” tà giáo, nhưng không phải gương mặt duy nhất toả sáng

Hellbound là một bộ phim có kết cấu lạ, với nhiều diễn viên. “Ảnh đế” Yoo Ah In dễ dàng là gương mặt sáng giá nhất (và cũng là nhân vật thú vị nhất) trong phim, nhưng không vì thế mà các nhân vật khác bị lu mờ.

Yoo Ah In và Kim Hyun Joo là hai diễn viên nổi tiếng tham gia Hellbound, nhưng không phải những gương mặt duy nhất toả sáng

Những nhân vật đắt giá được Hellbound giới thiệu tới khán giả, cả thiện - cả ác nhưng đều có chung một đặc điểm: được xây dựng vô cùng sâu sắc, và được thể hiện bởi những gương mặt tài năng của ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc.

Hieuthuba

Khán giả dễ dàng có thiện cảm với nữ luật sư Hey Jin (Kim Hyun Joo) tốt bụng và quả cảm, hay đau xót cho người phụ nữ Jung Ja (Kim Shin Rok) chấp nhận livestream cái chết, nghe chửi của người đời để có tiền cho con. Còn nhiều hơn nữa những nhân vật đắt giá được Hellbound giới thiệu tới khán giả, cả thiện - cả ác nhưng đều có chung một đặc điểm: được xây dựng vô cùng sâu sắc, và được thể hiện bởi những gương mặt tài năng của ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc. Kết cấu kỳ lạ của phim cũng khiến các nhân vật đều có thời lượng để toả sáng.

Chấm điểm: 3,5/5

Vẫn còn đó những điểm trừ trong Hellbound - điển hình như việc khán giả sẽ khó mà “nuốt trôi” 5 tập phim đầu quá sức phản cảm, bạo lực và ghê rợn trong xã hội tăm tối không-lối-thoát mà phim đặt ra. Ở rất nhiều khoảnh khắc, người xem sẽ cảm thấy Hellbound là một tác phẩm quá cực đoan, hay logic trong phim vẫn còn những góc phi lý. Tuy nhiên, sức mạnh của bộ phim - vốn nằm ở ý tưởng và thông điệp về xã hội với những đức tin - thì thực sự quá đắt giá và hấp dẫn, khơi gợi nhiều suy nghĩ.

Cái kết của Hellbound cũng mang đến những khoảnh khắc kịch tính khiến người xem phải thấp thỏm như ngồi trên đống lửa. Hellbound nén chặt cảm xúc và sự ức chế trong khán giả suốt 5 tập phim đầu, để rồi cuối cùng “xả van” một cách mạnh mẽ trong tập thứ 6, mang lại cảm xúc phấn khích tột cùng, nhưng bên cạnh đó cũng là ham muốn mãnh liệt cho một mùa phim thứ hai.

Hellbound đã ra mắt đủ 6 tập trên Netflix.

Hellbound: Không thể tin Hàn Quốc dám làm phim phản cảm xuất sắc đến thế này! - Ảnh 11.

Nguồn ảnh: Netflix