Hóa ra Gia Cát Lượng không phải họ "Gia Cát", bí mật được "vạch trần" qua câu nói này

Lưu Thiện đã nói với Gia Cát Lượng một câu đã "vạch trần" ông không thuộc họ Gia Cát.

Dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng là một trong những quân sư, nhà chính trị lỗi lạc và có ảnh hưởng lớn. Gia Cát Lượng là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần, ông có những đóng góp quan trọng trong việc giúp Lưu Bị thành lập nhà Thục Hán.

Theo đó, cuộc đời của Gia Cát Lượng trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều học giả, chuyên gia. Đã có rất nhiều người tò mò về dòng họ của ông.

Hóa ra Gia Cát Lượng không phải họ "Gia Cát", bí mật được "vạch trần" qua câu nói này - 1

Trong "Tam quốc diễn nghĩa", Gia Cát Lượng được giới thiệu có một người anh trai là Gia Cát Cẩn và em trai Gia Cát Quân. Từ chi tiết này, nhiều người cho rằng, ba anh em Khổng Minh đều thuộc họ Gia Cát.

Thế nhưng, sau khi Lưu Bị qua đời, con trai ông là Lưu Thiện kế ngôi, trở thành tân vương của nhà Thục Hán, đã nói một câu "vạch trần" bí mật về họ của Gia Cát Lượng.

Lưu Thiện nói rằng: "Chính do Cát thị, tế tắc quả nhân". Câu này với hàm ý nghĩa là Khổng Minh không phải họ Gia Cát. Theo lời Lưu Thiện, ông là người họ Cát. Cát Lượng mới là tên thật của vị quân sư, thừa tướng xuất chúng của nhà Thục Hán.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, 3 anh em Gia Cát Lượng đều họ Gia Cát. Điều này cho thấy việc đổi họ không phải do thế hệ của Khổng Minh thực hiện. Việc thay đổi họ từ Cát thành Gia Cát có thể đã diễn ra từ rất lâu về trước. Điều này có thể xuất phát từ một nguyên nhân quan trọng.

Hóa ra Gia Cát Lượng không phải họ "Gia Cát", bí mật được "vạch trần" qua câu nói này - 2

Quay trở lại thời tổ tiên của Gia Cát Lượng là Lang Nha Dương Đô (nay là Lâm Nghi, Sơn Đông, Trung Quốc). Lang Nha từng xuất hiện một vị tướng lĩnh anh dũng trong thời tiền Tần - Cát Anh. Trong "Sử ký - Trần Thiệp thế gia" của Tư Mã Thiên có ghi chép một câu rất nổi tiếng: "Cát Anh đến Đông thành, lập Tương Vương làm Sở vương... Đến Trần, Trần vương tru sát Cát Anh".

Cát Anh vì công lao quá lớn, bị Trần Thiệp sát hại. Nhưng công lao của ông không vì thế mà bị chôn vùi, sau khi nhà Hán thành lập, Lưu Bang phân phong nghĩa sĩ chống Tần, phong Cát Anh làm Gia huyện hầu.

Hậu nhân của Cát Anh khi giới thiệu bản thân thường tự xưng là "Gia huyện chi Cát" (họ Cát đến từ huyện Gia) để phân biệt mình và họ Cát khác. Theo thời gian, hậu nhân của Cát Anh đơn giản gọi mình là "Gia Cát". Mà Gia Cát Lượng chính là hậu nhân của Cát Anh.

Hóa ra Gia Cát Lượng không phải họ "Gia Cát", bí mật được "vạch trần" qua câu nói này - 3

Lưu Thiện không phải là người ngu xuẩn như miêu tả trong "Tam quốc diễn nghĩa" hay "Cao tổ bản kỷ". Ngược lại, Lưu Thiện thích đọc sách sử, đương nhiên biết rõ lai lịch của tổ tông Gia Cát Lượng. 

Lúc này, Lưu Thiện vừa mới nếm được chút mùi vị quyền lực, nên muốn làm gì thì làm, từ lâu đã bị Lưu Bị và Gia Cát Lượng chèn ép. Nhưng tùy tiện thay đổi niên hiệu quả thực không hợp lý, cho dù Lưu Bị qua đời vào ngày mùng 1 năm mới thì cả năm 223 cũng phải là Chương Vũ năm thứ ba. Lưu Thiện đổi niên hiệu thành Kiến Hưng Nguyên Niên vào tháng 5, thật ra là đang nói khéo với Gia Cát Lượng rằng: "Chủ công mới của ngươi là ta, không phải Lưu Bị".

Gia Cát Lượng chỉ có thể cười khổ chấp nhận. Ông đi theo chủ công 16 năm, tân Hoàng đế tràn ngập thù địch với mình. Ngũ Hổ thượng tướng chỉ còn lại một mình Triệu Vân, loại cảm giác thất bại này không phải ai cũng thấu hiểu được.

Hóa ra Gia Cát Lượng không phải họ "Gia Cát", bí mật được "vạch trần" qua câu nói này - 4

Nhiều người tự đặt câu hỏi tại sao lại đổi họ, như thế là bất kính với tổ tiên. Thật ra, phía sau có ba nguyên nhân chủ yếu.

Thứ nhất, để tránh họa. Sau khi Kinh Kha (môn khách của Thái tử Đan nước Yên) ám sát Tần vương không thành, Tần Thủy Hoàng liền tàn sát thành đô nước Yên, hậu nhân của Điền Quang được liệt vào danh sách truy nã hàng đầu. Những người này vì tránh sự truy bắt, đổi họ thành "Quang".

Thứ hai, căn cứ vào phong địa. Ví dụ như Lữ Công Vọng, tên thật là Khương Tử Nha, vì có công trong trận Vũ vương phạt Trụ nên được phong địa ở Lữ, vì thế đặt Lữ thành họ của mình.

Thứ ba, họ hợp thành, chính họ của Gia Cát Lượng như đã nói ở trên. Vì Dương Đô vốn đã có người họ Cát, hậu nhân của Cát Anh cố ý gọi mình là "Gia huyện chi Cát", ý chỉ gia tộc họ Cát từ huyện Gia chuyển đến Dương Đô sinh sống.