Những ai đã đọc và biết đến Harry Potter, chắc chắn đều từng mơ ước một lần được hoà mình vào thế giới phép thuật to lớn, đầy màu sắc ấy, được nhận thư nhập học từ những con cú và được vung vẩy đũa phép trong tay.
Cũng chắc rằng không ít những người từng đọc series truyện và phim đều thích tìm tòi những chi tiết ẩn bên trong.
Nhưng chắc chắn một điều rằng, dù từng cố tìm hiểu tới mấy, chúng ta cũng sẽ bỏ sót một vài chi tiết thú vị được cài cắm trong truyện. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tổng hợp lại một vài chi tiết ít được biết đến mà tác giả J.K.Rowling đã khéo léo cài đặt vào trong bộ truyện này.
Hãy cùng theo dõi nhé.
Chi tiết đầu tiên
Giáng sinh năm thứ đầu tiên Harry nhập học, cậu cho là mình sẽ không nhận được món quà nào. Nhưng trên thực tế cậu nhận được áo lông mẹ Ron tự tay đan, áo tàng hình cụ Dumbledore trả lại và vài món quà nhỏ khác nữa.
Thậm chí nhà Dursley cũng có tặng quà cho Harry:
"Món quà thứ hai rất nhỏ, có kèm theo một bức thư:
Chúng tôi đã nhận được lời chúc của cháu
Gởi kèm theo đây món quà Giáng sinh cho cháu.
Dượng Vernon và Dì Petunia.
Đính kèm theo lá thư là một đồng tiền cắc năm mươi xu.
Harry ghi nhận:
- Vậy là thân tình lắm rồi.
Ron khoái đồng năm mươi xu này lắm. Nó nói:
- Kỳ quái thiệt! Hình dạng gì mà lạ lùng! Đây mà là tiền hả?
Thấy Ron khoái đồng bạc cắc ấy, Harry cười vui nói:
- Bạn giữ nó mà chơi. Vậy là bác Hagrid và dì dượng tôi tặng quà rồi, còn ai tặng cho tôi nữa đây?"
Trong đoạn này bản gốc tiếng anh câu của Ron là: "Weird! What a shape! This is money?"
Chúng ta đều biết tiền trong thế giới Harry Potter sử dụng là Gold-Galleon, Sickles và Knuts và các đồng tiền này đều có hình tròn, vậy tức là đồng 50 xu mà Harry nhận được không có dạng hình tròn và khá khác biệt. Vậy nó có hình dạng thế nào vào năm 1997 – thời điểm Harry mới 11 tuổi?
Đồng 50 xu ở Anh
Có thể dễ dàng nhận ra đồng xu này có hình đa giác và có tổng cộng 7 cạnh. Xem ra tác giả J.K.Rowling khá là thích con số 7 nhỉ.
Chi tiết này chỉ có người Anh bản xứ hoặc là những người từng tiếp xúc với tiền Anh rất nhiều mới nhận ra. Điều này cũng từng được các Potterheads phát hiện, nhưng số lượng khá ít.
Chi tiết thứ 2
Nhà của Ron được gọi Hang Sóc, trong nguyên tác là The Burrow có nghĩa là hang động/hang hóc.
Hang Sóc trong phim
Vậy tại sao lại có cái tên này?
Bởi vì Ron họ Weasley. Weasley đọc gần giống weasel = chồn sóc, đã là chồn thì tất nhiên phải đào hang sống rồi.
J.K.Rowling từng nói, khác với nhiều tên nhân vật khác, tên Ron Weasley hầu như được giữ nguyên qua các thứ tiếng. Cô cũng từng đề cập họ Weasley bắt nguồn từ weasel, mà đó cũng là thần bảo hộ của Arthur Weasley. Cô từng nhắc tới dòng họ và mái tóc đỏ đặc trưng của nhà Weasley như sau:
“Ở nước Anh và Iceland, chồn sóc có tiếng mang lại điềm xấu và sự phá hoại, thậm chí nó còn bị xem là động vật có hại. Nhưng từ nhỏ tôi đã rất thích cách sống thành đại gia đình của loài này, trong mắt tôi, chúng không xấu như lời đồn. Cũng có rất nhiều những lời mê tín liên quan tới tóc đỏ, hầu hết đều cho rằng họ sẽ không được may mắn lắm. Iscariot – kẻ phản bội Chúa cũng có mái tóc đỏ. Nhưng tôi nghĩ đó hoàn toàn là vô căn cứ. Và trùng hợp làm sao, tôi thích cả tóc đỏ và chồn sóc.”
Chi tiết thứ 3
Trong nhà Ron có một con cú già tên Errol, Errol là kết hợp giữa error và old, chỉ con cú này vừa già vừa hay làm hỏng chuyện.
Chi tiết thứ 4
Mọi người còn nhớ Gilderoy Lockhart từng bị đám yêu Cornish dần cho một trận không? Lúc đó ông ta có đọc thần chú, nhưng không có hiệu quả. Sau đó đũa phép còn bị tụi yêu nhí vứt ra ngoài cửa sổ.
Câu thần chú lúc đó ông ta đọc: Yêu cờ tinh, yêu cờ ranh, khôn cờ hồn thì cút xì xéo cho nhanh!
Nguyên văn tiếng Anh của câu này là: Peskipiksi Pesternomi! Mà Pesky = phá phách, Pester = động vật phá hoại. Câu sau no là phủ định, mi = me chỉ bản thân mình, thế nên câu này sẽ có nghĩ là: “Đồ yêu tinh phá phách, đừng tới làm phiền ta nữa.”
Đề thi bùa chú O.W.Ls năm 1996
Và trong phần thi O.W.Ls năm 1996, câu thứ 4 cùa bài thi viết bùa phép là: Peskipiksi Pesternomi có phải một câu thần chú thật sự không? Nếu không hãy chỉ ra một câu thần chú có hiệu quả hơn.
Chi tiết thứ 5
Mọi người còn nhớ trong tập 3, lúc chạy khỏi nhà dì dượng, Harry đã sử dụng Knight Bus đúng không? Trong sách chỉ viết các địa danh chiếc xe này đã "nhảy" qua, nên mọi người chắc rất khó tượng tượng ra nhỉ, vậy cái hình này sẽ dễ hình dung hơn chút nè:
Cái xe bus dễ thương ấy đã chở Harry nhỏ chạy khắp một vòng nước Anh luôn, chú ý là lúc này đang làm năm 1993, tới năm 1996, nước Anh đã thay đổi khu hành chính của mình. Bản đồ này tham khảo theo khu hành chính mới, nhưng đại để vẫn là thế này.
Chi tiết thứ 6
Chi tiết này khá thú vị, nhưng tiếc là chỉ có các đọc giả từng sinh sống ở Âu Mĩ mới biết, trong Harry Potter và Phòng chứa bí mật, có đoạn miêu tả:
Trong số những ác thú và quái vật đáng sợ đi lang thang trên mảnh đất của chúng ta, không có con nào lạ lùng hơn và nguy hiểm hơn con Basilisk (Tử Xà – basilisk là con rắn có cái nhìn và hơi thở chết người trong truyện thần thoại), còn được gọi là Tử Xà. Con rắn này có thể sống đến nhiều trăm năm, và đạt tới kích thước lớn kinh hồn. Nó được phôi thai trong một cái trứng gà, nhưng được một con cóc ấp nở ra. Phương cách giết người của nó thật kỳ lạ: ngoài những chiếc răng nanh có nọc độc chết người, tất cả những ai bắt gặp ánh mắt của Tử Xà, thì chỉ một cái nhìn cũng đủ chết ngay lập tức. Nhền nhện thường trốn chạy trước khi Tử Xà xuất hiện, bởi vì đó là kẻ tử thù của chúng. Và Tử Xà thì chỉ bỏ chạy khi nghe tiếng gáy của gà trống, tiếng gà trống gáy là tai họa chí tử đối với Tử Xà.
Tới đây thì chưa có gì lạ đúng không, thế nhưng Tử Xà Basilisk là quái vật trong đạo Cơ Đốc, từ khoản thế kỉ thứ 3 trước công nguyên tên nó đã được viết trong thánh kinh Hebrew. Các độc giá Âu Mĩ đều theo đạo Cơ Đốc, nên sẽ có cảm giác như kiểu “Oa, hoá ra là con này à.”
Vả lại phân đoạn miêu tả Tử Xà này của J.K.Rowling hoàn toàn là viết theo đúng truyền thuyết, hoặc nên nói là sách sử.
Thú vị hơn Tử Xà Basilisk khi được viết sang tiếng Latin sẽ là “Regulus” - tên em trai của Sirius Black.
Chi tiết thứ 7
Có thể nói Gilderoy Lockhart cũng là một nhân vật rất thú vị, trong phân cảnh xuất hiện đầu tiên, J.K.Rowling đã viết thế này.
Gilderoy Lockhart từ từ hiện ra trong tầm mắt của họ khi họ nhích dần tới. Ông ngồi ở một cái bàn, vây quanh là những tấm chân dung lớn của chính ông, cái nào cũng nháy mắt và cười phô hàm răng trắng bóng với đám đông. Lockhart bằng xương bằng thịt thì mặc bộ áo chùng xanh lơ y chang màu mắt của ông, cái nón phù thủy chóp nhọn ung dung chiếm một góc trên mái tóc dợn sóng của ông.
Đoạn này nguyên văn là “The real Lockhart was wearing robes ofblue which exactly matched his eyes”
Đôi mắt của Gilderoy Lockhart thật sự có màu hoa “Xin đừng quên tôi” đấy các bạn ạ.
Chi tiết thứ 8
Trong quyển Những Chuyện Kể Của Beedle Người Hát Rong, có câu chuyện về nguồn suối Vạn Hạnh, câu chuyện này kể và ba cô phù thuỷ, Asha, Altheda và Amata họ đều có chung mong ước là được đi vào tắm rửa trong nguồn suối Vạn Hạnh. Nhưng nơi này mỗi năm chỉ cho phép một người đi vào, không khéo là trong lúc đi tới suối Vạn Hạnh, cả ba còn kết bạn với một kỵ sĩ xui xẻo. Bốn người cứ thế giúp nhau cùng đi, trên đường họ còn từng gặp được một con giun lớn, trải qua nhiều gian nan, họ đi tới được suối Vạn Hạnh. Nhưng chờ tới suối, ba cô phù thuỷ đã không còn muốn tắm nữa vì các cô đã tìm được hạnh phúc. Cuối cùng chàng kỵ sĩ xuống tắm rồi cầu hôn với Atama, cả bốn đều hạnh phúc tới mãi sau.
Nhưng điều thú vị nằm trong phần bình luận của cụ Albus Dumbledore về “Nguồn Suối Vạn Hạnh”:
"Nguồn Suối Vạn Hạnh” vĩnh viễn là chuyện được thích nhứt, thích đến nỗi đó là chủ đề của nỗ lực thuộc một nhóm người muốn đưa một vở kịch câm Giáng sinh vào những lễ hội ở trường Hogwarts.
Bậc thầy Dược thảo học của chúng tôi hồi đó, giáo sư Herbert Beery(1), một người hâm mộ kịch nghệ tài tử nhiệt tình, đã đưa ra một kịch bản phỏng theo câu chuyện trẻ con rất được yêu mến này để chiêu đãi giáo viên và học sinh nhân dịp lễ Nô en. Hồi đó tôi còn là một thầy giáo trẻ dạy môn Biến hình, và thầy Herbert giao tôi phụ trách phần “hiệu quả đặc biệt”, bao gồm việc tạo ra một Nguồn Suối Vạn Hạnh đầy đủ chức năng và một ngọn đồi cỏ biếc tí hon, nơi mà ba nữ nhân vật và nam nhân vật của chúng ta có vẻ cùng sóng bước, trong khi ngọn đồi từ từ chìm xuống sân khấu rồi biến mất.
(1) Giáo sư Beery cuối cùng đã rời trường Hogwarts để dạy ở W.A.D.A. (Hàn lâm viện Pháp thuật về Nghệ thuật Kịch), ở đó, ông đã có lần thú nhận với tôi, ông vẫn còn giữ mối ác cảm ghê gớm đối với việc chuyển thể sân khấu câu chuyện đặc biệt này, tin là nó rất ư xúi quẩy.
Tôi cho rằng tôi có thể nói, không đến nỗi tự phụ lắm, rằng cả Nguồn Suối và Ngọn Đồi đều đóng trọn vai trò được giao phó cho chúng với thiện chí hồn nhiên. Ái chà, có thể tương tự như vậy đối với tất cả các diễn viên còn lại. Bỏ qua tạm thời trò hề của con Giun khổng lồ do giáo sư Silvanus Kettleburn, thầy dạy môn Chăm sóc Sinh vật Huyền bí của trường tạo ra, yếu tố tình cảm chứng tỏ là tai họa đối với buổi trình diễn. Giáo sư Beery, trong vai trò đạo diễn, đã lơ đễnh một cách nguy hiểm đối với những mắc nmứu tình cảm đang sôi sục ngay dưới mũi của thầy. Thầy hầu như không biết rằng hai học sinh đóng vai Amata và Ngài Bất Hạnh đã là bồ bịch với nhau cho tới một giờ trước khi bức màn sân khấu được kéo lên, thời điểm mà “Ngài Bất Hạnh” chuyển hướng tình cảm sang “Asha”.
Khỏi cần nói là những kẻ đi tìm Hạnh phúc của chúng ta đã không bao giờ lên được tới Đỉnh đồi.
Bức màn thậm chí chưa kịp kéo lên thì con Giun của giáo sư Keeleburn - bấy giờ lộ ra là một con Cuốn Tro(2) được ếm bùa Tọng-đầy-nhóc – đã nổ tung làm tóe ra như pháo hoa bao nhiêu là bụi và tia lửa nóng bỏng, khiến Đại sảnh đường đầy khói và mảnh vụn phông màn. Trong khi mấy cái trứng mà con Cuốn Tro để dưới chân trái Đồi của tôi bốc lửa đốt những tấm ván lót sàn, thì “Amata” và “Asha” xoay vào nhau đánh vật tay đôi một trận kinh hồn đến nỗi giáo sư Beery bị vạ lây, và nhân viên của trường phải di tản Đại sảnh đường, vì ngọn lửa bên trong giờ đây đã bừng bừng ác liệt trên sân khấu và đe dọa nuốt chửng chốn ấy. Phần kết của đêm liên hoan là bệnh thất đầy nhóc bệnh nhân; và nhiều tháng sau Đại sảnh đường mới nhả hết mùi hăng nồng của khói gỗ, thậm chí còn lâu hơn nữa cái đầu của giáo sư Beery mới phục hồi được tầm cỡ thông thường, và giáo sư Kettleburn được gỡ bỏ án treo(3). Thầy hiệu trưởng Armando Dippet nhân đó ban lệnh cấm tuyệt đối những vở kịch câm tương lai, một truyền thống phi-sân khấu kiêu hãnh mà trường Hogwarts duy trì cho đến ngày nay.
Thật đúng là một câu chuyện thê thảm không thể thê thảm hơn
Chi tiết thứ 9
Là lần đầu tiên Harry tới Hẻm Xéo, trong đó có một câu đọc lên nghe thôi đã thấy rối miệng:
Lão Hagrid mua sách cho Harry trong một tiệm sách tên là Bổ – và – hại. Ở đó những quyển sách to như tảng đá lát đường bọc da chất cao đụng trần nhà. Lại có sách nhỏ cỡ con tem bọc lụa. Có quyển sách đầy những ký hiệu kỳ cục; có quyển lại không có chữ gì bên trong cả. Đến như Dudley, một thằng bé không bao giờ đọc sách, chắc cũng khoái đưa tay vào sờ thử vào những quyển sách lạ lùng này. Lão Hagrid phải kéo Harry bứt khỏi những cuốn như Nguyền rủa và phản nguyền (Cứu bạn bè và trừng phạt kẻ thù bằng sự phục thù mới nhất: rụng hết tóc, chân cà vẹo, lưỡi cà giựt, và nhiều nhiều trò hay nữa) của giáo sư Vindictus Viridian.
Harry luyến tiếc:
- Con muốn bữa nào thử trừng phạt Dudley.
Lão Hagrid gật gù:
- Ta không nói như vậy không hay. Nhưng đừng có giở phép thuật ra trong thế giới Muggle, trừ những trường hợp thật đặc biệt. Với lại, con cũng chưa thể thực hiện được những lời nguyền, con còn phải học tập nhiều mới đạt tới trình độ nguyền rủa người khác.
Nguyên gốc tiếng Anh của câu này là: Hagrid almost had to drag Harry away from Curses and Counter-Curses (Bewitch your Friends and Befuddle your Enemies with the Latest Revenges: Hair Loss, Jelly-Legs, Tongue-Tying and much, much more) by Professor Vindictus Viridian.
Thật ra trong câu này tác giả đã viết tắt từ, curses (nguyền rủa), ravenges (báo thù), nên phải là revenge curses ( lời nguyền báo thù)
Hair Loss curses (Bùa rụng tóc) là Calvorio chưa từng xuất hiện trong truyện, chỉ được đề cập tới trong game.
Jelly-Legs curses (Bùa vẹo chân) là Locomotor Wibbly xuất hiện trong chương 31 tập Chiếc cốc lửa trên wikimedia, nguyên tác không đề cập tới.
Tongue-Tying Curse (bùa lưỡi cà giựt) xuất hiện trong chương 9 tập Bảo Bối Tử Thần, là bùa giáo sư Moody ếm ở quảng trường Grimmauld để cản giáo sư Snape, bùa chú là Mimble Wimble được nhắc tới trên wikimedia, nguyên tác không đề cập tới.
Bùa lưỡi cà giật có liên quan tới cây xương rồng phun chất lỏng màu xanh có tên tiếng La tinh là Mimbulus mimbletonia do chính tác giả J.K. Rowling sáng tạo. Trong đó Mimble (cứng họng) đi kèm hậu tố Ulus (nhỏ), và mimble đi kèm hậu tố tonia (chỉ sự cứng ngắc). Chính vì thế Mimble Wimble đã được dùng là câu chú của cái bùa lưỡi cà giật, và Mimbulus mimbletonia có nghĩa là cứng họng, nói không ra lời.
Loài thực vật này xuất hiện trong tập 5 Hội Phượng Hoàng, nó được dùng làm mật khẩu năm thứ năm cho phòng sinh hoạt chung nhà Gryffindor. Cũng ám chỉ sự chuyển biến tính cách của Neville trong tập này, cậu bé nhút nhát bắt đầu trở nên gan dạ hơn. Harry thì sau khi bị gặp Cho Chang bắt gặp trong tình trạng xấu hổ, cũng bắt đầu bỏ đi sự ngại ngùng để làm quen với cô bé. J.K.Roling đã tạo ra loài thực vật này với mục đích ám chỉ nhân vật của mình không cần quá mẫn cảm, đừng sợ hãi bắt chuyện, nó cũng tượng trưng cho lòng dùng cảm của họ.
Chi tiết thứ 10
Trong tập đầu tiên của Harry Potter, các bạn có nhớ bài hát của trường Hogwarts không?
Câu đầu tiên là 4 từ Hogwarts liên tục. Nhưng kì thật nguyên văn của nó là: Hogwarts, Hogwarts,Hoggy Warty Hogwarts và bài hát này tên là Hoggy Warty Hogwarts.
Hoggy Warty (lợn mọc bứu) về cơ bản có nghĩ khá tục tĩu, nên các nhà xuất bản đã đơn giản hoá nó và chỉ dịch thành tên trường. Ngoài ra nó cũng ám chỉ bắt nguồn của cái tên Hogwarts. Nếu đảo ngược tên Hogwarts ta sẽ có từ Wart hog (lợn bứu). Đây là một loài lợn rừng Châu Phi, đặc điểm nhận dạng là cặp nanh dài sắc nhọn lòi ra ngoài và lông rất ít, phần đầu to bằng 1/3 thân thể.
Trong nguyên tác hình ảnh con lợn có cánh được điêu khắc hai bên cửa chính Hogwarts; trong phim có một cầu thang cũng được điêu khắc hình ảnh này.Trong truyền thuyết cái tên Hogwarts do Rowena Ravenclaw nằm mơ thấy mình bị lợn bứu dí khắp trường nên nghĩ ra. Nhưng không ai biết câu chuyện này có thật không.
Chi tiết thứ 11
Chuyện Peeves có phải là hồn ma thật không, đến nay vẫn còn đang được tranh luận. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng Peeves được mượn từ một loài quỷ trong thần thoại dân gian Châu Âu. Còn nếu ở Châu Á thì nó sẽ giống với phong tục nuôi tiểu quỷ trong nhà. Peeves được cho là một Poltergeis tức hồn ma thích đùa giỡn, hoặc là hồn ma đùa giỡn, quỷ nghịch ngợm… . Nó là một sinh vật huyền bí, có đặc tính gần giống với Boggart (Ông Kẹ). Từ thời cổ Hy Lạp Poltergeist đã xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm văn học, được biết đến như một loài quỷ quái thích tạo ra tiếng động ồn ào và chọc giỡn con người.
Chi tiết thứ 12
Đây là một chi tiết liên quan tới Umbridge. J.K.Rowling đã lồng những dụng ý vào cái tên của Dolores Umbridge. Dolores là một cái tên bình thường ở Tây Ban Nha. Trong tiếng Tây Ban Nha và tiếng Latin, dolor là hình thức thể hiện số nhiều của từ đau đớn/ thống khổ.
Trong tiếng Anh nó phát âm tương tự với từ dolorous có nghĩ là đau buồn, bi thương. Được dùng nhiều trong văn thơ. Umbridge thì đơn giản có nghĩa là bị nhục mạ, xúc phạm.
Trong chương thứ 13 tập Hội Phượng Hoàng, được J.K.Rowling đặt là Detention with Dolores và được dịch sang tiếng Việt là Bị cấm túc với Doroles Umbridge, tuy nhiên cái tựa này còn có thể hiểu với nghĩa khác là buổi cấm túc đau đớn.