Tập 1 Jouran: The Princess of Snow and Blood đem đến bầu không khí bí ẩn với các yếu tố kinh dị siêu nhiên tồn tại song song trong xã hội.
Thật khó để không so sánh hai series nguyên bản mới của Mùa Xuân 2021 là Jouran: The Princess of Snow and Blood và Mars Red. Sẽ không khó nhận ra khi Mars Red lấy bối cảnh vào năm 1923, trong khi Jouran là 1931. Thời kỳ có bầu không khí bí ẩn bậc nhất lịch sử, hậu cách mạng công nghiệp lần 2, với các yếu tố kinh dị siêu nhiên tồn tại song song trong xã hội.
Jouran: The Princess of Snow and Blood lấy bối cảnh Tokyo trước Thế chiến II. Dù rằng cả hai series anime mới này phát hành chỉ cách nhau một ngày nhưng trên thực tế, tôi không nghĩ điểm chung về bối cảnh là điều gì đó đáng quan ngại. Ít nhất là sau tập đầu tiên, cả hai bộ anime đều thiết đặt cho mình một mở đầu thú vị.
Tôi không chắc Jouran có liên quan đến bộ manga được yêu thích bậc nhất những năm 1972 – 1973 là “Lady Snowblood”. Phía nhà sản xuất không đề cập đến bất kỳ liên hệ chính thức nào giữa hai câu chuyện, nhưng nếu đây thực sự là một kịch bản lấy cảm hứng từ Lady Snowblood thì nó khá gây tò mò. Bản thân bộ phim anime mới (qua tập đầu tiên) có nhiều tình tiết giống người tiền nhiệm. Giống như trong Lady Snowblood, bạn có một cô gái trẻ (Yukimura ở Jouran, Oyuki ở Lady Snowblood) trở thành một sát thủ để trả thù cho gia đình cô khi cô còn nhỏ. Bạn có những chiếc ô làm vũ khí (mặc dù không phải Yukimura sử dụng), katana,… Tất nhiên, điểm khác biệt rõ nhất là sự tập trung vào năng lực siêu nhiên ở Jouran: The Princess of Snow and Blood.
Về nữ chính, Yukimura Sawa sống tại một cửa hàng sách, cùng với một cô bé tên là Asahi, có vẻ không phải là em gái ruột. Các vụ ám sát và hoạt động ngầm tại thành phố dường như được thực hiện thông qua một tổ chức sử dụng phố đèn đỏ làm bình phong. Đó là nơi hoạt động của một nữ sát thủ ám sát từ xa và sử dụng roi làm vũ khí, Hanakaze Elena. Người quản lí có vẻ là Tsukishiro Makoto, một tay kiếm với phong cách đánh của người Châu Âu. Jin Kuzuhara là người cầm đầu tổ chức.
Mấu chốt ở đây là vào năm 1931 này, Mạc phủ Tokugawa vẫn nắm quyền (điều khác biệt với lịch sử), nhờ độc chiếm một nguồn năng lượng thần bí gọi là “ryumyaku” (tạm dịch: Long Mạch). Trên thực tế, tổ chức của Jin dường như đang làm việc cho Mạc phủ. Ngoài ra còn có vấn đề về sự “đột biến”, một hình thức biến đổi hình dạng và sức mạnh, mà phe đối lập đang sử dụng để gây rối loạn trong nước. Nữ chính Yukimura dường như cũng sở hữu nó. Qua những cái nhìn đầu tiên, tôi đoán rằng thứ sức mạnh này có liên quan đến khả năng hợp thể nào đó giữa con người với động vật. Nhưng cơ bản cách hơi thở xanh lam với phong cách X-Ray cực kì ngầu.
Qua tập 1 Jouran: The Princess of Snow and Blood có thể đoán là Yukimura không hề quan tâm đến chính trị, cô chỉ sử dụng tổ chức như một phương tiện để truy quét những người chịu trách nhiệm cho bi kịch cá nhân của mình.
Vậy Jouran: The Princess of Snow and Blood có đáng xem không? Tôi đã khá mong chờ series này từ khi nó tung trailer đầu tiên. Tập 1 của Jouran không phải là một tập ra mắt tuyệt vời như Kimetsu no Yaiba (có một chút không khí tương đồng giữa cả hai), nhưng đủ cuốn hút để níu chân người xem. Nó không hoa mỹ về mặt hình ảnh như Mars Red hay Kimetsu no Yaiba, cũng không phải âm nhạc dồn dập hấp dẫn. Nhưng Jouran có phong cách nghệ thuật vẽ tay phù hợp với bối cảnh, là 22 phút phim bí ẩn đầy mê hoặc. Các phân cảnh hành động ổn và bản thân tiền đề chắc chắn có tiềm năng dẫn dắt một câu chuyện hay.
Nhìn chung, cảm xúc của tôi về tập 1 của Jouran: The Princess of Snow and Blood là mọi thứ đều ổn. Bối cảnh gây tò mò, hình ảnh đậm chất riêng. Một cốt truyện nhiều khả năng thiên về hành động. Thêm nữa, nữ chính có tạo hình đẹp, dạng biến hình “trất” cực kì. Và quan trọng nhất là anime nguyên bản này có khả năng kể một câu chuyện hấp dẫn đến người xem.
Jouran: The Princess of Snow and Blood tung trailer hứa hẹn siêu phẩm