Kiến thức khoa học của bộ Khi tế bào làm việc! và Dr. STONE liệu có thực dụng?

Nội dung của Khi tế bào làm việc! và Dr. STONE nổi tiếng với những kiến thức ngành khoa học "cứng", như sinh học và hóa học - nhưng có bao nhiêu phần trăm là thực dụng?
Kiến thức khoa học của bộ Khi tế bào làm việc! và Dr. STONE liệu có thực dụng? - Ảnh 1.

Khi tế bào làm việc! và Dr. STONE là hai bộ truyện về cơ bản bắt nguồn từ khoa học - hoặc ít nhất có vẻ là vậy. Khi tế bào làm việc! được dán nhãn là "edutainment" (giải trí với mục đích giáo dục). Còn Dr. STONE thì là phiêu lưu, giả tưởng. Thế nhưng cả hai đều mang lại những kiến thức khoa học hữu dụng tới bất ngờ.

Cả hai series đều theo quy tắc khoa học của thế giới thực. Và nhờ sự chuyển thể độc đáo của anime mà những "bài giảng" khô khan trở thành những hoạt họa đẹp mắt cùng cốt truyện đầy bất ngờ. Bằng việc hấp dẫn hóa câu chuyện, cả hai bộ đều giúp khán giả nhớ được kiến thức liên quan, cũng như củng cố nguyên lý khoa học.

Kiến thức khoa học của bộ Khi tế bào làm việc! và Dr. STONE liệu có thực dụng? - Ảnh 2.

Khi tế bào làm việc! thiết kế nhân vật cách điệu theo hình tế bào thực tế (chẳng hạn như mũ của bạch cầu ái toan - Eisonphil) hoặc miêu tả một quá trình (như các hồng cầu đều mặc áo khoác hai mặt như một, biểu thị tốc độ di chuyển trong tĩnh mạch hoặc động mạch.) Với nhân vật chính, Hồng cầu số AE3803, có chỏm tóc khác biệt, ý chỉ cô là tế bào hình liềm. Vì là "hình liềm" dị dạng, các tế bào này không thể di chuyển trong dòng máu, cũng như hoạt động đúng chuẩn. Đó là lý do tại sao Hồng cầu AE3803 luôn bị lạc trong câu chuyện.

Kiến thức khoa học của bộ Khi tế bào làm việc! và Dr. STONE liệu có thực dụng? - Ảnh 3.

Còn ở Dr. STONE thì cần có nhiều nghiên cứu thực hành hơn. Nhân vật chính Senku "não to" nhớ rõ những sáng chế khoa học từ thời đồ đá tới hiện tại. Nhưng bây giờ phải bắt tay vào làm thì lại là một thử thách tầm cao mới. Hầu hết quá trình thực hiện, như Senku nói, mười tỷ phần trăm "nước đổ lá môn" với một số khán giả. Nhưng phương thức mà anh làm phát minh là hoàn toàn đúng - đến mức chương trình thường phải "phá vỡ bức tường thứ tư" để nhắc người xem không nên thử ở nhà.

Kiến thức khoa học của bộ Khi tế bào làm việc! và Dr. STONE liệu có thực dụng? - Ảnh 4.

Cả hai câu chuyện đã từng có chung một kẻ thù! Đó là phế cầu khuẩn (streptococcus pneumoniae), tên của tập 1 mùa 1 trong anime Khi tế bào làm việc!. Đó cũng là tên của căn bệnh mà Senku chẩn đoán ở Ruri trong tập 15 mùa 1, "Hai triệu năm kết tinh."

Khi tế bào làm việc! thì có Bạch Cầu xử lý kịp thời việc lây nhiễm, còn nhân vật trong Dr. STONE thì tập trung tìm các vật liệu cần thiết để tạo ra chất kháng khuẩn sulfonamit, một loại thuốc có khả năng "tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn phế cầu", trích lời Senku. Hai tình huống đều có kết thúc có hậu và chủ thể đều hồi phục hoàn toàn.

Kiến thức khoa học của bộ Khi tế bào làm việc! và Dr. STONE liệu có thực dụng? - Ảnh 5.

Cả hai series đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ. Có nhiều bác sĩ ngoài đời đã làm các video review anime Khi tế bào làm việc! và giải thích sâu thêm các quá trình xuất hiện trong chương trình. Những họa sĩ hoạt hình của Dr. STONE thậm chí làm thử các thí nghiệm, như thổi thủy tinh và đập vỏ sò để đưa những cảnh đó cao hơn giới hạn của trí tưởng tượng và càng tả thực càng tốt.

Nếu bạn là sinh viên chuyên ngành hóa hoặc sinh đang ôn bài kiểm tra và cần nghỉ ngơi thì hãy xem anime/đọc manga Khi tế bào làm việc! hoặc Dr. STONE; có thể bạn sẽ biết thêm được kiến thức gì đó hữu ích.