Gần đây phim truyền hình Hàn Quốc đang được rất nhiều khán giả đón đợi. Các biên kịch được thể, nô nức sáng tạo những kịch bản mới lạ, hấp dẫn cho khán giả. Điều này dẫn đến một vấn đề là các khâu tổ chức khác, đặc biệt là kỹ thuật - kỹ xảo có thể đáp ứng kịch bản hay không. Tân binh mới ra mắt, Backstreet Rookie (Cửa Hàng Tiện Lợi Saetbyul) là một minh chứng tiêu biểu cho kỹ xảo giả đến vô lý. Dĩ nhiên không chỉ mình Backstreet Rookie, vũ trụ phim truyền hình Hàn Quốc còn có không ít trường hợp hiệu ứng kỹ xảo nhìn giả đến phát hờn. Cùng điểm qua nhé!
Cảnh bay lượn trong Backstreet Rookie được miêu tả hơi quá đà. Cảnh bay không hề uyển chuyển mà rất gượng gạo. Cô nàng Saet Byul (Kim Yoo Jung) làm như Tiểu Long Nữ tung cánh bay lên không trung. Thời buổi này ai còn bay lượn như vậy kia chứ!
Khinh công siêu hơn cả Tiểu Long Nữ
Đây là một cảnh vô lý khác của Backstreet Rookie
Tuy nhiên có lẽ sự vô lý có chủ đích để mang lại tiếng cười cho khán giả
Những màn kỹ xảo giả trân của những phim Hàn đình đám khác.
Thay vì sử dụng một con mèo thật, dàn diễn viên "Mama Fairy And The Woodcutter" phải vật lộn với một chú mèo... tưởng tượng. Về sau lên phim, chú mèo cũng quá giả tạo khiến cảnh phim trở nên sượng không thể tả.
Cảnh thần nước lao mình xuống cứu mỹ nhân ở Cô Dâu Thủy Thần khá thiếu thuyết phục
Kỹ xảo ghép cảnh rơi của nữ chính So Ah (Shin Se Kyung) cũng khá giả. Rơi từ trên tòa nhà cao tầng xuống mà khá chậm rãi, an nhàn.
"Moorim School" là bộ phim truyền hình được đánh giá là dở nhất năm 2016 có lẽ một phần nhờ kỹ xảo. Cụ thể là cảnh khu nhà ăn hỗn loạn. Các nhân vật đánh nhau với những chiếc đùi gà, môi múc cơm như các võ sĩ đạo nhưng nhìn thì ai cũng thấy toàn là hiệu ứng kỹ thuật.
Anh chàng học sinh trong "Hi! School - Love On" không hiểu vì sao mà không thể tâng một quả bóng rổ thật mà phải áp dụng hiệu ứng. Tốc độ tay của anh chàng quá nhanh, khiến quả bóng giả trông như bị ghép vào từ phim hoạt hình.
Chiếc kiệu giả trân như đồ chơi trong Vì Sao Đưa Anh Đến khiến cảnh nguy hiểm trong phim không thuyết phục.
Bầy vịt trong Boys Over Flowers hoàn toàn không liên quan gì đến hồ bơi. Điều này khá là mâu thuẫn, vì trường học toàn con nhà giàu nhưng không thể chuẩn bị một đàn vịt thật mà phải dùng đến kỹ xảo làm ra đồ giả.
Cảnh nhân vật bị trúng thương trong "The Iron Empress" hoàn toàn vô nghĩa. Mũi tên hiệu ứng giả trân, màu sắc không ăn nhập với khung hình trông như bị dán vào người nhân vật nữ.
Biết là phim Hàn ăn khách nhờ kịch bản và yếu tố kịch tính, nhưng như vậy cũng đâu có nghĩa là bỏ bê kỹ xảo. Vì thực chất, hiệu ứng phần nhìn đóng vai trò quan trọng. Chí ít, thì những hiệu ứng nếu làm chỉn chu sẽ không làm mất hứng của người xem, và duy trì cảm xúc đi theo mạch phim.