Loạt phim cổ trang Việt bị chỉ trích vì phục trang sai sử: Hết quá hở hang lại như xuyên không vậy trời?

Từng có nhiều phim Việt bị chỉ trích vì vấn đề phục trang.

Phim Việt ngày càng phát triển, khai thác nhiều đề tài hơn cũng có nhiều tác phẩm được khán giả đánh giá cao. Tuy nhiên phim cổ trang dường như vẫn là một vùng đất mà ít nhà làm phim Việt dám khai thác. Những bộ phim thuộc thể loại này luôn bị khán giả "săm soi" rất kỹ càng, không chỉ vấn đề nội dung lịch sử mà cả trang phục cũng phải cực kỳ cẩn trọng nếu không sẽ gặp tình trạng giống như những tác phẩm dưới đây.

1. Mỹ Nhân

Mỹ Nhân là dự án phim lịch sử do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt hàng. Phim lấy bối cảnh thế kỷ XVII, giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, vào đời chúa Nguyễn Phúc Tần. Nội dung chính của phim xoay quanh những âm mưu thâm độc của các mỹ nhân nơi hậu cung để tranh giành sự sủng ái của nhà vua, khiến triều đình rối loạn. Dù là phim được Bộ đặt hàng nhưng ngay từ khi tung trailer, phim đã nhận về vô số ý kiến trái chiều về trang phục.

Loạt phim Việt bị chỉ trích vì phục trang sai sử: Hết quá hở hang lại như xuyên không vậy trời? - Ảnh 1.

Hình ảnh rồng trên áo của chúa Nguyễn Phúc Lan (Trọng Hải) bị cư dân mạng đùa là rồng vẽ theo phong cách Chibi vì quá thiếu tinh xảo

Loạt phim Việt bị chỉ trích vì phục trang sai sử: Hết quá hở hang lại như xuyên không vậy trời? - Ảnh 2.

Kiểu khăn quấn đầu của Nguyễn Phúc Tần vừa xấu vừa na ná phim cổ trang Hàn Quốc

Loạt phim Việt bị chỉ trích vì phục trang sai sử: Hết quá hở hang lại như xuyên không vậy trời? - Ảnh 3.

Một người phương Tây mặc áo vét, thắt nơ và đội mũ như cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 trong khi phim lấy bối cảnh thời Lê Trung Hưng ở thế kỷ 17

Loạt phim Việt bị chỉ trích vì phục trang sai sử: Hết quá hở hang lại như xuyên không vậy trời? - Ảnh 4.

Cổ áo của nữ chính do Triệu Thị Hà đảm nhận bị xẻ quá sâu, làm lộ ra một mảng lớn của yếm

Loạt phim Việt bị chỉ trích vì phục trang sai sử: Hết quá hở hang lại như xuyên không vậy trời? - Ảnh 5.

Bổ tử trên áo quan trông y hệt hình ảnh Lion King của Disney

2. Đường Tới Thành Thăng Long

Là tác phẩm có kinh phí lớn để kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long, thế nhưng Đường Tới Thành Thăng Long lại nhận chỉ trích nặng nề vì phục trang quá giống Trung Quốc. Nguyên nhân của việc này là do phim quay ở phim trường Trung Quốc, đoàn làm phim lại để cho người Trung Quốc can thiệp quá sâu vào yếu tố phục trang, bối cảnh.

Loạt phim Việt bị chỉ trích vì phục trang sai sử: Hết quá hở hang lại như xuyên không vậy trời? - Ảnh 6.

Trang phục của Lý Thái Tổ bị cho là giống hoàng bào của vua Trung Quốc

Loạt phim Việt bị chỉ trích vì phục trang sai sử: Hết quá hở hang lại như xuyên không vậy trời? - Ảnh 7.

Thiền sư Vạn Hạnh trông cứ như Đường Tam Tạng

3. Mỹ Nhân Kế

Mỹ Nhân Kế là bộ phim được đầu tư kỹ lưỡng về mặt trang phục, các bộ đồ đều được kỹ càng, phù hợp với tính cách các nhân vật. Tuy vậy, vì là một bộ phim có liên quan đến lịch sử nên tạo hình cổ trang Việt Nam trong phim với thiết kế hở lưng bị đánh giá là có phần hở hang, gợi cảm.

Loạt phim Việt bị chỉ trích vì phục trang sai sử: Hết quá hở hang lại như xuyên không vậy trời? - Ảnh 8.
Loạt phim Việt bị chỉ trích vì phục trang sai sử: Hết quá hở hang lại như xuyên không vậy trời? - Ảnh 9.

4. Thiên Mệnh Anh Hùng

Thiên Mệnh Anh Hùng là bộ phim mang tính chất dã sử, hành động chứ không phải chính sử, vì vậy phục trang trong phim có sự cách điệu. Nhìn chung trang phục vẫn mang những nét đặc trưng thuần Việt, dù vậy một số bộ đồ vẫn bị chỉ trích vì mang hơi hướm cổ trang Trung Quốc.

Loạt phim Việt bị chỉ trích vì phục trang sai sử: Hết quá hở hang lại như xuyên không vậy trời? - Ảnh 10.
Loạt phim Việt bị chỉ trích vì phục trang sai sử: Hết quá hở hang lại như xuyên không vậy trời? - Ảnh 11.

Nguồn: Tổng hợp

https://KenhTinGame.Com/loat-phim-viet-bi-chi-trich-vi-phuc-trang-sai-su-het-qua-ho-hang-lai-nhu-xuyen-khong-vay-troi-20220310232235182.chn