Hoàng Dung là nữ chính trong Anh hùng xạ điêu và là nhân vật phụ trong Thần điêu đại hiệp của cố nhà văn Kim Dung. Tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu nhiều lần được chuyển thể, dựng thành phim ở Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan.
Tương tự, nhiều mỹ nhân được đảm nhận nhân vật và để lại nhiều ấn tượng cho khán giả như Mễ Tuyết (bản 1976), Ông Mỹ Linh (1983), Trần Ngọc Liên (1988), Chu Ân (1994), Châu Tấn (2003), Lâm Y Thần (2008) và phiên bản gần nhất là năm 2017 do Lý Nhất Đồng thể hiện.
Trong số 7 người đẹp thể hiện vai Hoàng Dung, người được cố nhà văn Kim Dung hết lời tán thưởng là Châu Tấn - một trong Tứ đại Hoa đán Trung Quốc.
Theo Baidu, thời điểm đóng vai Hoàng Dung trong Anh hùng xạ điêu (2003), Châu Tấn đã 29 tuổi. Khi đó, Châu Tấn đã là diễn viên hạng A của Đại lục trong cả hai lĩnh vực điện ảnh và truyền hình.
Kĩ năng diễn xuất của Châu Tấn được giới chuyên môn và khán giả công nhận rộng rãi khi liên tiếp giành được các giải thưởng xuất sắc nhất tại các LHP. Vai diễn Hoàng Dung không chỉ nhận được cơn mưa lời khen của giới chuyên môn mà còn mang đến cho người đẹp giải thưởng Nữ diễn viên truyền hình được yêu thích nhất.
Châu Tấn được cố nhà văn Kim Dung khen là Hoàng Dung hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, ban đầu khi mới nhận vai diễn này cô không được khán giả đồng tình. Về sau, khi phim phát sóng, Châu Tấn đã chứng minh lời nhận xét của Kim Dung là đúng.
Tuy nhiên, khi có thông tin Châu Tấn nhận vai Hoàng Dung, cô bị khán giả Trung Quốc cho rằng không phù hợp với vai diễn và tuổi tác cao dù trước đó nữ diễn viên Sông Tô Châu được "cha đẻ" của Anh hùng xạ điêu là Kim Dung hết lời khen ngợi. Lý do khiến khán giả ban đầu không thích Châu Tấn đóng Hoàng Dung theo Baidu là vì hình ảnh của nữ diễn viên quá cố Ông Mỹ Linh đã để lại ấn tượng khá sâu sắc trong lòng người xem.
Năm 2003, cố nhà văn Kim Dung tới Hoa Sơn tham gia chương trình "Hoa Sơn luận kiếm" và đồng ý một cuộc phỏng vấn độc quyền với nữ diễn viên Lưu Diệc Phi - người đóng vai Vương Ngữ Yên trong Thiên Long bát bộ 2003.
Trong clip phỏng vấn, ở phút thứ 9 khi so sánh các hình ảnh của ba phiên bản Hoàng Dung là Ông Mỹ Linh (1983), Chu Ân (1994) và Châu Tấn (2003), nhà văn Kim Dung cho biết, ông thấy Ông Mỹ Linh và Châu Tấn là phù hợp với nhân vật nhất. Đặc biệt, phiên bản Châu Tấn thể hiện vừa lột tả được sự thông minh, lém lỉnh lại vô cùng xinh đẹp, khả ái. Cuối cùng nhà văn nhận định, trong ba người đẹp đóng Hoàng Dung ông cảm thấy Châu Tấn là người đóng Hoàng Dung phù hợp nhất.
Hoàng Dung khẳng định Châu Tấn là người phù hợp với vai Hoàng Dung nhất khi so sánh với Chu Ân và Ông Mỹ Linh.
Vào tháng 1.2015 khi tự mình xem Anh hùng xạ điêu, cố nhà văn cũng giải thích lý do vì sao người xem lại cho rằng Ông Mỹ Linh là Hoàng Dung bước ra từ trong truyện. "Khán giả xem phim giống như ăn kem. Ví dự như Anh hùng xạ điêu. Nhiều khán giả nói rằng, họ thích phiên bản Hoàng Dung của Ông Mỹ Linh hơn. Nhưng tôi nghĩ họ cảm thấy như vậy vì nhân vật của cô ấy gắn liền với mọi người từ thời ấu thơ. Khi đó, bạn thấy vai diễn thật hay, thật ấn tượng. Điều này khiến tôi nhớ đến việc ăn kem khi còn nhỏ. Tôi luôn nhớ đến kem Thượng Hải. Sau này khi có cơ hội được thưởng thức kem ở Mỹ hay Italia, tôi không ngờ khi còn nhỏ mình lại nghĩ kem Thượng Hải là ngon nhất . Bạn có nghĩ kem Thượng Hải bây giờ ngon hơn ngày xưa rất nhiều không? Đánh giá của tôi về việc khán giả nhận định phim ảnh cũng như vậy", Kim Dung cho biết.
Vào ngày 18.6.2007, cố nhà văn tham gia buổi thuyết trình tại Đại học Bắc Kinh, đồng thời nhiệt tình trả lời những thắc mắc của sinh viên. Tại đây, Kim Dung hết lời khen ngợi Anh hùng xạ điêu bản 2003 của Châu Tấn và so sánh với nữ diễn viên quá cố Ông Mỹ Linh (bản 1983). Theo Kim Dung, ông cảm thấy Ông Mỹ Linh diễn Hoàng Dung chưa thực sự tốt, có đôi chỗ diễn xuất còn non. "Cảm nhận một diễn viên đóng phim đạt hay không tùy thuộc vào sở thích của mọi người, tôi đã quen với điều này. Riêng tôi, tôi thấy Châu Tấn là Hoàng Dung phù hợp nhất", Kim Dung tuyên bố.
Cố nhà văn Kim Dung
"Nhiều khán giả cho rằng Thần điêu đại hiệp bản Hong Kong là hay nhất, bản Đại lục so sánh thì còn kém xa. Hãy thử so sánh việc xem phim như ăn một món nào đó. Nhiều người vốn đã quen ăn mì đao tước diện Sơn Tây (mì cắt sợi), bánh bao Sơn Đông từ nhỏ. Và dĩ nhiên, bạn nghĩ chúng rất ngon. Tôi thấy diễn xuất của Ông Mỹ Linh trong Anh hùng xạ điêu không phải hay nhất. Châu Tấn mới là người phù hợp và diễn hay hơn. Nhưng vì phiên bản của Ông Mỹ Linh đã gắn liền với nhiều người từ thời thơ ấu, khán giả luôn thấy đó là vai diễn tốt nhất", cố nhà văn giải thích.
Thời điểm đó, hầu hết khán giả cho rằng Hoàng Dung của Ông Mỹ Linh phiên bản 1983 là hay nhất. Khi Châu Tấn nhận lời đóng Hoàng Dung bản 2003, hầu hết khán giả đều bình luận tiêu cực và có định kiến với Châu Tấn. Là "cha đẻ" của Anh hùng xạ điêu, lại có hiểu biết sâu sắc về thế giới quan, Kim Dung luôn đưa ra cái nhìn chính xác.
Hình ảnh Ông Mỹ Linh trong vai Hoàng Dung đã gắn bó với tuổi thơ của nhiều người. Chính vì thế họ cho rằng, cái gì ấn tượng nhất từ thuở nhỏ sẽ là hay nhất.
Theo Baidu, vào đầu những năm 2000, nguồn tài nguyên giải trí ở Đại lục cực kỳ khan hiếm. Anh hùng xạ điêu 1983 của Ông Mỹ Linh được phát sóng từ giữa thập niên 80, là tuổi thơ của nhiều khán giả truyền hình. Thậm chí, bộ phim còn được phát đi phát lại trên nhiều đài truyền hình ở Đại lục.
Đối với ấn tượng đầu tiên, nhiều người có nhiều cảm tình với Hoàng Dung của Ông Mỹ Linh. Cho dù phiên bản Anh hùng xạ điêu 1983 có nhiều chỉnh sửa, diễn xuất có đôi chỗ còn "non" song với nhiều khán giả lúc bấy giờ, Hoàng Dung của Ông Mỹ Linh là hoàn hảo nhất.
Với Kim Dung, Châu Tấn mới là Hoàng Dung "xé giấy" bước ra từ trong truyện.
Là cha đẻ của Anh hùng xạ điêu, đồng thời cũng là người tạo ra Hoàng Dung, tiếng nói của Kim Dung luôn có trọng lượng hơn so với những người khác.
"Kim Dung rất hài lòng về Châu Tấn. Ông khẳng định, cô chính là Hoàng Dung bước ra từ trong truyện của mình. Và Châu Tấn đã chứng minh lời nói của Kim Dung là hoàn toàn đúng. Diễn xuất của cô thực sự thuyết phục khán giả, đưa tên tuổi lên một tầm cao mới", Baidu nhận định.